Nguyên Nhân Dẫn Đến Áp Lực Thi Cử

Nguyên Nhân Dẫn Đến Áp Lực Thi Cử

Em thân mến, Như em chia sẻ, em thường bị căng thẳng và lo lắng vì áp lực trong các kỳ thi. Đây là cảm giác chung mà hầu hết chúng ta đều trải qua trong thời gian đi học của mình.Sở dĩ với nhiều bạn, những kì thi trở nên quá áp lực vì các em dùng kết quả thi để đánh giá bản thân hoặc bị một số người xung quanh dựa vào đó đánh giá về các em. Những bài thi, bài kiểm tra vốn dĩ là để đánh giá quá trình học tập của học sinh, là thứ để chứng minh một phần những gì chúng ta đã học được chứ không phải dùng để đánh giá một con người. Hiểu được điều này, nhiều bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn trong các kỳ thi đấy.

Cách giảm căng thẳng trước khi thi

Bạn có thể nâng cao hiệu suất làm bài thi nếu biết cách giảm áp lực thi cử và cải thiện tình trạng lo âu khi thi. Một số cách giảm căng thẳng trước khi thi bạn có thể tham khảo là:

• Chuẩn bị thật kỹ trước khi thi: Bạn nên ôn luyện nội dung thi từ sớm thay vì đợi đến sát ngày thi để tăng thêm cảm giác tự tin cho mình. Nếu chưa biết cách ôn thi, bạn có thể nhờ thầy cô hay những người đã thi trước tư vấn cách học. Bạn cũng nên ôn bài trong không gian mình sẽ làm bài thi để làm quen với phòng thi nếu có thể.

• Tránh suy nghĩ tiêu cực: Bạn hãy cố gắng không suy nghĩ những điều tiêu cực mà hãy tự trấn an bản thân. Bạn cũng có thể chia sẻ tâm trạng lo lắng của mình với thầy cô hay bạn bè để giảm nhẹ áp lực thi cử.

• Ngủ đủ giấc: Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn tập trung và ghi nhớ bài tốt hơn.

• Ăn uống đầy đủ: Bạn cần ăn uống đủ dinh dưỡng để não đủ năng lượng hoạt động tốt trong suốt kỳ thi. Tuy nhiên, bạn nên tránh những món có đường hay caffeine vì đây là những chất có thể khiến bạn lo lắng hơn.

• Hít thở sâu: Nếu bạn bắt đầu cảm thấy lo lắng trong khi thi, hãy hít thật sâu bằng mũi và thở ra bằng miệng. Điều này giúp cung cấp cho phổi thật nhiều oxy để bạn tập trung và giữ bình tĩnh tốt hơn.

• Không quá cầu toàn: Ai cũng có lúc phạm sai lầm nên bạn không nên tạo tự áp lực rằng mình phải đạt điểm tối đa hay không mắc sai sót khi thi. Điều quan trọng khi thi là bạn đã ôn luyện chăm chỉ và cố gắng hết sức chứ không phải là điểm số hoàn hảo.

• Trị liệu và dùng thuốc: Nếu các dấu hiệu lo âu trước kỳ thi quá nặng, bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ tâm lý. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ cũng có thể chỉ định bạn thực hiện liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT), dùng thuốc chống lo lắng hoặc kết hợp cả hai.

Áp lực thi cử là bình thường và thậm chí có thể giúp bạn tỉnh táo và nhạy bén hơn khi thi. Thế nhưng, bạn nên học cách kiểm soát áp lực này để không bị cảm giác lo âu lấn át và gây ảnh hưởng tới phong độ làm bài của mình nhé.

Như nhiều quốc gia châu Á, tại Hàn Quốc, cuộc đời của mỗi học sinh sau này như phụ thuộc vào mức độ danh tiếng của trường đại học. Bất kể phụ huynh nào cũng muốn đầu tư việc học hành cho con cái ở mức có thể những mong sau này chúng có được một công việc tốt, mức lương tốt, địa vị xã hội tốt, một tương lai tươi sáng hơn.

Vào tháng 11 hằng năm, khoảng hơn nửa triệu học sinh Hàn Quốc bước vào một trong những cuộc thi được cho áp lực nhất thế giới: kỳ thi tuyển sinh đại học. Ở Hàn Quốc gọi là Suneung, tiếng Anh là CSAT (College Scholastic Ability Test), là kỳ thi cấp quốc gia với các môn thi Quốc ngữ, tiếng Anh, Toán, Khoa học, Xã hội, Ngoại ngữ 2 và thi nghề.

Vì vậy, kỳ thi Suneung trở thành vấn đề ưu tiên của quốc gia. Vào ngày thi, các công sở, cửa hàng, doanh nghiệp, thậm chí là thị trường chứng khoán mở cửa trễ hơn mọi ngày khoảng một tiếng đồng hồ, để các tuyến đường thông thoáng hơn, nhất là cho thí sinh dễ dàng đến các điểm thi. Đôi khi, thí sinh nhận được sự hộ tống đặc biệt của cảnh sát để kịp giờ thi.

Trong thời gian thí sinh làm bài kiểm tra nghe của môn Ngoại ngữ khoảng 40 phút, các chuyến bay tại Hàn Quốc được lệnh ngừng hoạt động, bao gồm cả hạ cánh, cất cánh và quân đội cũng sẽ ngừng các cuộc tập trận để không gây tiếng ồn, giúp các em tập trung làm bài thi.

Trước ngày thi, cha mẹ cũng lo lắng, tập trung tại các đền thờ và nhà thờ, nắm chặt những bức ảnh của con cái và cầu nguyện cho sự thành công của chúng.

Vì tỷ lệ chọi vào các trường đại học hàng đầu tại Hàn Quốc rất cao, các thí sinh chuẩn bị cho kỳ thi tuyển rất căng thẳng để “vượt cửa ải sinh tử”. Lee Yeon-soo - một thí sinh từng cho biết, các em phải đến học tại các trung tâm ôn luyện từ 6 giờ sáng đến 10 giờ tối, trong khi các bữa ăn diễn ra thật nhanh.

Nhiều học sinh lên ở khách sạn trên núi ôn luyện, cách ly suốt một tháng với bên ngoài không có điện thoại, không có internet. Nói chung, học sinh học mọi lúc mọi nơi, thậm chí các em chuẩn bị kỳ thi Suneung ngay từ khi học lớp mẫu giáo.

Dù Chính phủ Hàn Quốc không cho phép các trung tâm ôn luyện đại học hoạt động sau 10 giờ tối, nhưng một số trung tâm vẫn lén lút mở cửa cho tới 2 giờ sáng.

Theo bảng đánh giá xếp hạng giáo dục năm 2018 của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Hàn Quốc nằm trong top 10 quốc gia có trình độ học vấn cao nhất thế giới 2018.

Thế nhưng, Hàn Quốc hiện đối mặt với tình trạng khan hiếm việc làm chưa từng thấy. Thị trường việc làm cạnh tranh khốc liệt, tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục khiến nhiều thanh niên Hàn Quốc, đặc biệt là làn sóng cử nhân kéo nhau ra nước ngoài tìm việc, kiếm sống.

Nhiều chuyên gia nhận định tỷ lệ thất nghiệp này một phần bắt nguồn từ khủng hoảng thừa thầy thiếu thợ, khi nhiều lao động trẻ Hàn Quốc như những người tốt nghiệp đại học không muốn làm những công việc lao động chân tay.