Sự thận trọng, lo ngại rủi ro khiến sức cầu chứng khoán thấp, qua đó khiến VN-Index lao dốc. Nhóm cổ phiếu bất động sản, trong đó có Vinhomes, Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đồng loạt giảm.
Tầm nhìn – Sứ mệnh của tập đoàn Vingroup
Sức mạnh của doanh nghiệp dẫn đầu Việt Nam khát vọng là người tiên phong đi đầu và có sự ổn định bền vững. Tập đoàn Vingroup mong muốn trở thành tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành hàng đầu Việt Nam, vương xa ra tầm quốc tế. Khẳng định vị thế vững vàng trên thương trường thế giới. Không ngừng sáng tạo cho ra những sản phẩm chất lượng, dịch vụ đẳng cấp. Ngày càng cải thiện cuộc sống người dân cà ngân tầm vị tế con người Việt trên toàn thế giới.
Sứ mệnh của Vingroup là mang đến cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn cho người Việt. Tập đoàn VinGroup luôn tâm niệm “Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người Việt”. Ngày càng có chỗ đứng và được lòng tin của người dân Việt Nam. Tập đoàn Vingroup đã nhiều lần chứng minh bằng những sản phẩm chất lượng, công trình vượt trội hay dịch vụ đẳng cấp tiêu chuẩn thế giới.
Mình “ăn đòn” nhiều nên… “khôn hơn”
Thành công là vậy nhưng nếu nhìn vào những thành công mà vị tỷ phú này đạt được, ít ai nhớ đến thất bại mà ông từng trải qua. Nhưng đây mới lại là những điều hun đúc nên bản lĩnh của những người thành công như ông.
Những năm 1980. Thông qua mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp với các nước Đông Âu – đặc biệt là Liên Xô (cũ). Việt Nam đã gửi rất nhiều học sinh đạt thành tích học tập xuất sắc nhất sang học tập, về kinh tế – tài chính đến khoa học – kỹ thuật. Thời kỳ đó, du học Liên Xô là niềm mơ ước thoát nghèo của nhiều thanh niên Việt Nam.
Ông Phạm Nhật Vượng cũng thuộc lớp thanh niên ưu tú khi đó. Năm 1987, nhờ thành tích xuất sắc về toán học, ông Vượng giành suất học bổng du học tại Học viện địa chất Moscow, chuyên ngành kinh tế và địa chất.
Trong một bài viết trên báo Tuổi trẻ , tỷ phú Phạm Nhật Vượng từng trải lòng về những thất bại của mình.
“Tôi chỉ là một người bình thường thôi. Tôi đi học ở Liên Xô, rồi ở lại làm việc. Bắt đầu khởi nghiệp thực ra là từ năm thứ 3 đại học. Ở Moscow, tại Dom 5 (khu thương xá tập trung làm ăn buôn bán của người Việt tại Nga thời đó). Mình cũng đi thuê một cái phòng để bán hàng nhưng buôn bán kém, cứ càng buôn càng lỗ. Sau đó mới mở cái nhà hàng tại Dom ấy luôn.
Đến đoạn sau thì nhập hàng từ Việt Nam sang. Hồi ấy buôn áo gió là đỉnh điểm, ban đầu kiếm được nhiều tiền lắm. Nhưng cuối cùng cũng lại mất sạch. Phá sản luôn, vì khi thị trường đi xuống mình phản ứng không đúng và không kịp.
Thành viên ban lãnh đạo tập đoàn Vingroup
Thông tin cập nhật thời điểm 31/12/2021, nguồn Vietstock.vn
Vingroup quá lớn để có thể thất bại?
Năm 2016, Vingroup đổi slogan “Nơi tinh hoa hội tụ cùng phát triển” trở thành “Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp”. Quyết định này được Chủ tịch tập đoàn Phạm Nhật Vượng đưa ra cùng lời giải thích “để mọi người giữ được ngọn lửa, ý chí và tinh thần làm việc” bởi theo ông “Vingroup vẫn còn quá bé nhỏ so với thế giới”.
Chỉ 1 năm sau, Vingroup công bố kế hoạch Dự án sản xuất ô tô VinFast đầy tham vọng cùng hàng loạt sự điều chuyển mục tiêu của toàn tập đoàn. Quyết định này được đánh giá là dự án “khởi nghiệp” mạo hiểm ở tuổi 50 của vị tỷ phú giàu nhất Việt Nam, kèm theo rất nhiều hoài nghi và tò mò của dư luận.
“Ngày xưa là câu chuyện cơm áo gạo tiền. Đầu tiên khi đi làm là muốn kiếm tiền giúp bố mẹ đỡ nghèo đỡ khổ. Sau này có tí tiền lên thì để mình sống một cách thoải mái sung túc, vợ con đề huề. Dần dần lớn lên nữa thì công việc là đam mê. Và đến giờ mục tiêu cuối cùng là làm được cái gì đó cho đời”, là lời bộc bạch về mục tiêu cuộc đời trên báo Tuổi trẻ cách đây 2 năm của vị tỷ phú họ Phạm.
Với trăn trở đó, ở tuổi 50, ông Vượng gây bất ngờ với công chúng khi quyết định dồn lực đầu tư vào 2 lĩnh vực công nghiệp và công nghệ. Đây là 2 lĩnh vực không hề liên quan đến nền tảng kinh doanh chủ đạo của Vingroup trước đó (bất động sản và thương mại dịch vụ), được đánh giá là cực kỳ “khó làm” vì rào cản gia nhập quá lớn, đầu tư lớn cả về tài chính – công nghệ – nhân sự – chuỗi cung ứng, chưa kể những đại gia hiện hữu trong lĩnh vực này đều có thâm niên kỳ cựu và thương hiệu mạnh.
“Tôi có mong muốn cháy bỏng là xây dựng được một thương hiệu Việt Nam có đẳng cấp và nổi tiếng trên thế giới, giúp con cháu sau này có thể tự hào về đất nước, về dân tộc của mình và qua đó truyền cảm hứng cho các thế hệ trẻ. Vingroup sau một thời gian dài dấn thân, miệt mài phấn đấu đã có được những điều kiện ban đầu để bắt tay vào việc này. Hơn thế nữa, hiện nay tất cả các thành viên của Vingroup đều thể hiện quyết tâm và mong muốn được đóng góp toàn bộ trí lực để thực hiện thành công sứ mệnh này”, tạp chí Forbes dẫn lời ông chủ VinFast
Trái ngược với những nghi ngại ban đầu, thực tế diễn ra 3 năm qua đã cho thấy bản lĩnh đáng gờm và tăng tốc ngoạn mục của hãng xe Việt: Ra mắt nhà máy ô tô hiện đại, với dây chuyền sản xuất robot hoàn toàn tự động trong vỏn vẹn 21 tháng kể từ ngày đầu khởi công dự án (2/9/2017 tại KCN Đình Vũ – Cát Hải – Hải Phòng); Mua lại hãng xe GM Việt Nam; Thành lập Viện Công nghệ Ô tô tại Úc; Công bố kế hoạch sản xuất xe ô tô điện và dự kiến xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ vào năm 2021; Lên kế hoạch mở nhà máy tại Mỹ, sau khi thành lập văn phòng nghiên cứu với 50 thành viên tại San Francisco để chuẩn bị cho việc bán ô tô tại California vào năm 2022…
Giờ đây, ông Vượng có thể tự hào khi hằng ngày chứng kiến xe VinFast đã chạy khắp các con phố ở đô thị. Dòng xe “quốc dân” như Fadil thậm chí trở thành dòng bán chạy nhất tháng 2 vừa qua với doanh số 1.090 xe, bỏ xa “vua doanh số” Toyota Vios.
Nhiều người khác đặt câu hỏi liệu có phải Vingroup đã phát triển quá lớn và không thể cho phép thất bại hay không? Vingroup có tổng giá trị trên thị trường khoảng 28 tỷ USD, tương đương 16% tổng giá trị vốn hóa thị trường. Khi doanh số của công ty giảm khoảng một phần ba trong quý đầu năm 2020, cổ phiếu Vingroup sụt giảm kéo theo VN-Index giảm theo.
Ông Vượng nói rằng, “bất kì công ty nào cũng có thể sụp đổ”. Tập đoàn đã thực hiện các kịch bản dự phòng trong trường hợp thị trường bất động sản xảy ra khủng hoảng như năm 2009 và tiếp tục lên kế hoạch thoái vốn các doanh nghiệp trong hệ thống.
Cho đến thời điểm hiện tại, thị trường bất động sản dự kiến sẽ tăng trưởng nhẹ năm nay, Vingroup hiện cũng đang phát triển các dự án bất động sản công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu khi các nhà sản xuất dịch chuyển vào Việt Nam từ Trung Quốc.
Và với những người nghi ngờ khát vọng ô tô điện của mình, ông Vượng chỉ ra rằng, VinFast đã từng biến một đầm lầy thành một nhà máy ô tô hiện đại, với dây chuyền sản xuất robot hoàn toàn tự động và bàn giao xe hơi cho người tiêu dùng trong 21 tháng – đó thực sự là một kỳ tích mà ít người nghĩ Vingroup có thể làm được cho đến khi dự án hoàn thành.
Ông Vượng thực sự là một người yêu nước hơn ai hết. Ông nói rằng ông muốn công ty của mình tiếp tục bổ sung vào danh sách những điều đầu tiên làm cho quê hương Việt Nam. “Tôi luôn nói với các đồng nghiệp của mình: đừng để cuộc sống của bạn trôi qua một cách vô nghĩa. Đừng để đến cuối cuộc đời, bạn không có gì đáng nhớ để kể lại. Sẽ thật buồn khi thấy rằng cuộc sống của bạn đã không tạo thêm bất kì giá trị nào”.
Theo Khánh Hà – Diễn đàn doanh nghiệp
Độ xe Vinfast: WWW.VINFASTOTO.VN
Nội thất ô tô: https://carcam.vn/
Chủ tịch tập đoàn Vingroup được Forbes (Mỹ) công nhận tỉ phú từ năm 2013. Trong 10 năm qua, ông Vượng liên tục giữ vị trí người giàu nhất Việt Nam trong bảng xếp hạng tỉ phú thế giới. Hiện tại, ông Vượng và gia đình sở hữu trực tiếp và gián tiếp gần 60% cổ phần Vingroup. Thành lập năm 2002, Vingroup là tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam, hoạt động đa ngành trải rộng trên nhiều lĩnh vực: bất động sản dân dụng và thương mại, du lịch nghỉ dưỡng, sản xuất công nghiệp và các lĩnh vực phi lợi nhuận như giáo dục, y tế.
Ông Vượng và vợ khởi nghiệp kinh doanh nhà hàng và mì gói tại Ukraine vào đầu những năm 1990. Sau đó, giữa thập niên 2000, ông Vượng đẩy mạnh đầu tư kinh doanh về Việt Nam, bắt đầu với hoạt động du lịch và kế tiếp là bất động sản. Năm 2017, tập đoàn tư nhân này gây chú ý tại thị trường nội địa lẫn truyền thông quốc tế khi thành lập hãng xe VinFast, nuôi tham vọng chinh phục thị trường thế giới và thúc đẩy nền sản xuất công nghiệp tại Việt Nam.
Trong các lĩnh vực Vingroup tham gia, tập đoàn này đều thể hiện vai trò dẫn dắt thị trường. Trong mảng bất động sản, Vinhomes, thành viên của Vingroup, là nhà phát triển lớn nhất thị trường, ước tính đã bàn giao khoảng 100 ngàn sản phẩm tới người mua nhà. Trong lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng, Vinpearl sở hữu hệ thống 18,5 ngàn phòng khách sạn trải dài tại các địa danh du lịch trọng điểm của Việt Nam. 2022 là năm bản lề quan trọng với VinFast, thương hiệu xe năm năm tuổi, khi chuyển hướng chiến lược phát triển theo định hướng công ty xe điện 100%. Cuối năm 2022, lô hàng đầu tiên 999 chiếc xe VinFast đã cập bến thị trường Hoa Kỳ. Trong nước, VinFast đã bàn giao dòng xe điện VF e34 và VF8 cho những khách hàng đầu tiên.
Cuối năm 2021, Vingroup công bố giải thưởng VinFuture lần thứ nhất, lần đầu tiên bà Phạm Thu Hương phu nhân ông Vượng lộ diện trước công chúng. Bà Hương hiện là phó chủ tịch Vingroup, phụ trách nhánh hoạt động kinh doanh du lịch, nghỉ dưỡng. Bà Phạm Thúy Hằng, em gái bà Hương là phó chủ tịch Vingroup. Con trai ông Vượng, Phạm Nhật Anh Quân, sinh năm 1993 đầu quân cho Vingroup từ năm 2015 đến nay, được điều chuyển qua nhiều bộ phận kinh doanh của tập đoàn từ bất động sản, du lịch tới sản xuất công nghiệp.
Tiền thân của Vingroup là Tập đoàn Technocom, thành lập năm 1993 tại Ucraina. Chủ tịch VinGroup là tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Năm 2000, Technocom tập trung đầu tư du lịch và bất động sản và hình thành 2 thương hiệu Vinpearl và Vincom. Năm 2012, chính thức hình thành tập đoàn Vingroup bằng việc sắp nhật 2 thương hiệu trên. Thương hiệu Vingroup là tên tuổi nổi tiếng trên toàn cầu, tại Việt Nam việc sở hữu nhà ở Vinhomes cũng có thể xem là “thước đo”. VinGroup là 1 thế lực không lồ tại Việt Nam với đa ngành. VinGroup đang dần thu hút khách hàng vớ xe Vinfast, điện thoại vinsmart, đi mua sắm tại Vincom, du lịch Vinpearl. Khám bệnh Vinmec, trường Vinuni.
Vin là viết tắc của từ gì? là viết tắc của từ Việt Nam Insvestment. Vingroup được biết đến là một trong những Tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành lớn nhất châu Á. Những lĩnh vực hoạt động chính của Vingroup như:
Vingroup được mệnh danh là một trong những con rồng Châu Á, công ty được biết đến là tập đoàn đa ngành. Với những năm tiên phong trên toàn cầu, doanh nghiệp Vingroup ngày càng có uy tín. Sản phẩm của công ty ngày càng sáng tạo và nâng cao tiêu chuẩn mang tầm quốc tế. Vingroup cũng là đơn vị ứng dụng rất thành công yếu tố công nghệ 4.0. Bên cạnh đó, Vingroup sở hữu đội quân hùng mạnh tinh nhuệ, môi trường làm việc hấp dẫn.
Vingroup là gì – Vingroup là của ai? Ai chống lưng cho Vingroup? Tiền thân từ Tập đoàn Technocom, Vingroup ra đời năm 1993 tại Ukraina, mã chứng khoán là VIC. Đầu tiên Technocom hoạt động trong ngành thực phẩm và nổi tiếng với thương hiệu Mivina. Liên tiếp những năm đầu thế kỉ 21, doanh nghiệp luôn nằm trong top 100 công ty mạnh nhất Ukraina. Technocom đổi thành Vingroup và dời về Việt Nam đầu năm 2000, mang theo nhiều kế hoạch phát triển kinh tế Việt Nam.
Tại Việt Nam, VinGroup đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bất động sản và được biết đến 2 thương hiệu nổi tiếng: Vinpearl và Vincom. Vincom đi đầu trong lĩnh vực phát triển các tòa nhà trung tâm thương mại, văn phòng và các khu căn hộ đẳng cấp. Kiến tạo ra nhiều khu đô thị kiểu mẫu đẳng cấp và đáng sống nhất tại Việt Nam. Vinpearl là thương hiệu đi đầu trong ngành du lịch Việt Nam, nổi bật với chuỗi khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu biệt thự biển. Các công viên giải trí, sân golf mang đẳng cấp quốc tế.
Logo Vinhomes nổi bật với hình ảnh cánh chim thể hiện ý niệm khát vọng bay cao, vươn xa đến những đích đến thành công lớn. Hình tượng đôi cách được cách điệu thành hình chữ V cũng thể hiện được ý niệm viết tắc của đất nước chúng ta là Việt Nam, cũng thể hiểu chữ V – Victory ý nghĩ của sự chiến thắng. 5 ngôi sao thể hiện chất lượng dịch vụ đẳng cấp 5 sao – như lời cam kết về chất lượng các dịch vụ của tập đoàn. Vòng tròn lớn ở ngoài logo Vingroup thể hiện ý niệm tính toàn và 5 châu là 5 ngôi sao vàng. Cánh chim “vingroup” tung cánh khắp 5 châu, toàn cầu. Màu đò và màu vàng biểu trưng của quốc kỳ Việt Nam