Cả người nước ngoài và người bản xứ đều phải đóng thuế thu nhập tại Đức đối với thu nhập và tài sản trong nước và trên toàn thế giới của họ. Cùng tìm hiểu cách khai thuế thu nhập cá nhân tại Đức để tránh phạm luật khi sống tại quốc gia này nhé.
Thuế thu nhập ở Đức với người nước ngoài thế nào?
Nhiều người nước ngoài lo lắng thuế Đức có cao không? Trên thực tế, thuế thu nhập cho người nước ngoài ở đây cũng như công dân Đức. Tuy nhiên, cũng có một số quy định được chính phủ Đức đưa ra nhằm giúp người nước ngoài tránh bị đánh thuế hai lần. Cụ thể:
Với người nước ngoài có kế hoạch định cư Đức có thể phải chịu thuế ở cả Đức và nước sở tại. Điều này có thể ảnh hưởng đáng kể đến tài chính của bạn. Để khắc phục điều này, Đức có ký hiệp định đánh thuế hai lần với nhiều nước. Các hiệp ước này xác định quốc gia nào có quyền chính đánh thuế các loại thu nhập cụ thể. Đảm bảo bạn không phải đóng thuế hai lần đối với cùng một thu nhập.
Trường hợp các nhà nghiên cứu, giáo sư đang làm việc tại Đức trong thời gian hơn 6 tháng thì thu nhập kiếm được trên toàn cầu sẽ phải chịu thuế ở Đức. Riêng các giáo sư, sinh viên và nhà nghiên cứu đến công tác ngắn hạn có thể được miễn thuế Đức. Trường hợp này quy định theo hiệp ước đánh thuế hai lần. Nếu chuyến thăm nghiên cứu theo diện học bổng, có thể được miễn thuế theo luật thuế thu nhập của Đức.
Lưu ý, theo luật thuế ở Đức, các giáo sư và nhà nghiên cứu có thể được khấu trừ một số chi phí nhất định từ thu nhập chịu thuế của họ như sách và chi phí đi lại.
Nộp thuế thu nhập muộn có sao không?
Các quy định về thuế thu nhập cá nhân ở Đức được quy định khá nghiêm ngặt. Đối với thời gian nộp tờ khai và đóng thuế cũng như vậy.
Các tờ khai thuế được nộp sau thời hạn sẽ phải chịu các khoản phí nộp muộn hoặc nộp phạt. Khoản phí trễ hạn (Verspätungszuschlag) lên tới 0,25% thuế thu nhập phải nộp và ít nhất 25 EURO mỗi tháng.
Ngoài ra, nếu bạn vẫn không hoàn thành tờ khai thuế của mình, Cơ quan Thuế có thể áp dụng các khoản thanh toán phạt (Zwangsgeld) như một hình phạt. Khoản tiền phạt cho lần đầu không khai thuế thường từ 100 đến 500 EURO. Hình phạt có thể cao hơn đáng kể đối với những người có thu nhập cao, mức phạt có thể lên tới 25.000 EURO.
Người nộp thuế thuộc diện phải khai thuế bắt buộc phải nộp hồ sơ chậm nhất là ngày 31/7 của năm tính thuế. Nếu hạn nộp hồ sơ rơi vào ngày cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ thì thời hạn nộp hồ sơ sẽ được kéo dài sang tuần làm việc tiếp theo.
Trên đây là một số thông tin về thuế thu nhập cá nhân ở Đức và những vấn đề bạn cần lưu ý. Hãy nhớ rằng luật và quy định về thuế có thể thay đổi theo thời gian, vì vậy điều quan trọng là phải luôn cập nhật thông tin mới nhất hoặc tham khảo ý kiến của chuyên gia thuế để được tư vấn. Nếu gặp bất cứ khó khăn nào hãy liên hệ ngay với Casa Seguro để nhận hỗ trợ nhanh nhất.
(Chinhphu.vn) - Khẩn trương thực hiện tổng kết 07 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và xây dựng phương án sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng bộ đa ngành, đa lĩnh vực, giảm tổ chức bên trong, bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Hướng dẫn khai báo và nộp thuế thu nhập cá nhân ở Đức
Giống như các loại thuế ở Đức, để khai báo và nộp thuế thu nhập cá nhân ở Đức, bạn có thể nộp qua 2 hình thức là trực tiếp và trực tuyến. Cụ thể:
Người sử dụng lao động sẽ thay mặt bạn nộp thuế. Cụ thể, lương hưu, sức khỏe, chăm sóc điều dưỡng và bảo hiểm thất nghiệp sẽ được khấu trừ vào tổng lương và được người sử dụng lao động chi trả.
Bạn có thể nộp tờ khai thuế thu nhập bằng cách sử dụng các biểu mẫu được thu thập từ cơ quan thuế địa phương. Hoặc bạn có thể tải mẫu từ trang web BZSt về rồi điền đầy đủ thông tin.
Nếu muốn, bạn có thể nộp tờ khai thuế trực tuyến. Chính phủ Đức cung cấp cho công dân một công cụ chính thức được mã hóa miễn phí có tên ELSTER, viết tắt của ‘Elektronische Steuererklärung’ (khai thuế điện tử). Bạn có thể tải chương trình tại https://www.elster.de/eportal/infoseite/elsterformular.
Quá trình khai báo bạn cần cung cấp chi tiết về:
Thu nhập. Các khoản khấu trừ. Thông tin tài chính khác.
Thời hạn khai báo thuế thu nhập cá nhân ở Đức thường là ngày 31 tháng 5 năm kế tiếp.
Các loại thu nhập chịu thuế ở Đức
Theo luật thuế thu nhập cá nhân tại Đức một số nguồn thu nhập sẽ bị đánh thuế là:
Tiền lương. Tiền thưởng. Hoa hồng được chia. Các khoản thù lao khác. Lương hưu. Các khoản trợ cấp trả cho nhân viên nước ngoài làm việc tại Đức, bao gồm:Trợ cấp dịch vụ nước ngoài.Trợ cấp chi phí sinh hoạt.Trợ cấp nhà ở.
Tất cả những khoản này đều được coi là thu nhập từ việc làm. Nó thường không được hưởng ưu đãi thuế.
Thu nhập từ kinh doanh và tự doanh
Thu nhập từ kinh doanh bao gồm thu nhập từ các hoạt động được thực hiện thông qua một thực thể thương mại hoặc đối tác. Thu nhập từ việc tự doanh bao gồm chủ yếu thu nhập từ các dịch vụ chuyên môn được cung cấp. Chẳng hạn như bác sĩ, nha sĩ, luật sư, kiến trúc sư, nhà báo…
Thù lao nhận được với tư cách là thành viên ban giám sát của một công ty được coi là thu nhập từ việc tự kinh doanh. Thành viên ban giám sát được coi là doanh nhân. Họ thường phải chịu thuế giá trị gia tăng ở mức 19%.
Thu nhập đầu tư bị đánh thuế tại nguồn không cần phải khai thuế thu nhập cá nhân ở Đức.
Tuy nhiên, nếu thu nhập từ đầu tư không thuộc diện khấu trừ thuế khoán tại nguồn (cụ thể là thu nhập từ đầu tư vốn từ nguồn nước ngoài) thì tổng thu nhập đầu tư hàng năm phải được kê khai trong tờ khai thuế.
Thuế thu nhập cá nhân ở Đức là bao nhiêu?
Mọi thu nhập ở Đức đều bị đánh thuế. Vậy thuế thu nhập cá nhân ở Đức là bao nhiêu? Theo quy định, thuế thu nhập cá nhân ở Đức là thuế lũy tiến. Tỷ lệ bắt đầu ở mức 14% và cao nhất là 45%. Chính phủ Đức xem xét các nhóm thuế thu nhập hàng năm như sau:
Cách tính thuế thu nhập cá nhân ở Đức cũng sẽ có thêm khoản phụ phí đoàn kết 5.5%. Tuy nhiên, chính phủ nước này đang có chính sách loại bỏ dần phụ phí từ năm 2021 trở đi.
Văn phòng Thuế Trung ương Liên bang (Bundeszentralamt für Steuern, BZSt) cung cấp một công cụ tính thuế thu nhập. Bằng công cụ này, bạn có thể ước tính phần trăm thuế thu nhập phải trả.
Bạn có khả năng bị đánh thuế ở mức 29% nếu:
Thu nhập của bạn nằm trong khung thuế thứ hai. Bạn kiếm được tổng mức lương là 25.000 EURO.
Mặt khác, thuế suất thuế thu nhập đối với người nước ngoài có tổng lương 40.000 EURO được ước tính là 36%.
Bạn cũng có thể phải trả thuế nhà thờ (Kirchensteuer) nếu bạn gia nhập một cộng đồng tôn giáo. Thuế này chiếm 8% hoặc 9% thuế thu nhập của bạn. Tùy thuộc vào nơi bạn sinh sống mà mức phải nộp sẽ khác nhau.
Ai phải nộp thuế thu nhập cá nhân ở Đức
Thuế thu nhập cá nhân ở Đức được gọi là Einkommensteuer. Thuế thu nhập được trả quanh năm dưới hình thức ‘thuế tiền lương’ (Lohnsteuer).
Theo quy định, nếu bạn là cư dân ở Đức, bạn phải nộp thuế thu nhập đối với thu nhập ở Đức và trên toàn thế giới. Điều này bắt buộc bất kể bạn có phải là người nước ngoài hay không.
Nếu bạn sống ở Đức liên tục trong hơn 6 tháng, bạn phải nộp tờ khai thuế (Steuererklärung) với cơ quan thuế địa phương (Finanzamt).
Một số trường hợp bạn vẫn phải nộp thuế thu nhập nhưng chỉ dựa trên thu nhập bạn kiếm được ở Đức. Tại quốc gia này, không có trường hợp nào nằm trong nhóm miễn nộp thuế thu nhập cá nhân nếu thu nhập của họ vượt quá mức trợ cấp cá nhân miễn thuế (10.347 EURO năm 2023). Tuy nhiên, một số người có thể được nhận các khoản trợ cấp bổ sung và giảm thuế.
Chẳng hạn, một số người khuyết tật có thể nhận được:
Giảm thuế ô tô. Trợ cấp chăm sóc của nhà nước và bảo vệ đặc biệt.
Bên cạnh đó, người lao động đã nghỉ hưu ở Đức cũng phải nộp thuế nếu mức lương hưu vượt quá trợ cấp cá nhân.
Năm tính thuế ở Đức là năm dương lịch. Kể từ năm 2023, khai thuế qua hệ thống khai thuế điện tử (Elektronische Steuererklärung, ELSTER) sẽ kéo dài đến ngày 2/10.