Nếu một ngày nào đó, đồng nghiệp của bạn đã không còn thói quen uống tì tì rồi lăn ra ngủ trong các buổi hát karaoke của cơ quan, họ bỗng hăng hái đòi cầm micro, đứng lên xướng liền mấy bài, thì đừng ngạc nhiên bởi rất có thể họ vừa “tốt nghiệp” một lớp học hát karaoke bí mật nào đó...
Muốn đi xa cùng nhau, phải biết cảm xúc của nhau
Tôi đã từng có một người đồng đội, người bạn rất tuyệt vời, anh em làm việc cùng nhau rất vui vẻ, cùng tầm nhìn và cùng tần số. Nhưng sau đó thì tôi có vấn đề với gia đình nên xao nhãng công việc, người bạn của tôi đã gánh vác tất cả, đã an ủi động viên. Nhưng điều tôi chưa nhận ra lúc ấy là giới hạn chịu đựng. Tôi an tâm về người bạn đồng hành nhưng lại quên cậu ấy cũng cần tôi sớm quay lại cùng cậu ấy làm việc. Chính vì tôi quên mất giới hạn chịu đựng của cậu ấy nên tôi và cậu ấy đã dừng hợp tác, tôi đổ lỗi cho cậu ấy tìm được người đồng hành khác, đổ lỗi cho cậu ấy thay đổi... Sau này, khi bình tâm lại tôi đã hiểu nguyên nhân bắt nguồn từ mình, cùng nhau ngồi nói chuyện lại, cùng nhau nói ra suy nghĩ và tôi với cậu ấy, hiện tại không còn làm việc chung nhưng vẫn là những người bạn tốt của nhau.
Khi chúng ta bỏ qua được câu chuyện đổ lỗi mà quay về chính bản thân, tìm những thiếu sót của bản thân, hoàn thiện, chịu nhận lỗi để tốt hơn, thì câu chuyện “muốn đi xa thì đi cùng nhau” mới lâu bền. Đứt gãy thường khi làm không được, trách nhiệm không phân chia rõ ràng, lợi ích cũng không phân chia thỏa đáng… hoặc khi làm tốt mọi thứ nhưng câu chuyện lợi ích làm cho những người đồng hành rạn nứt, không chịu ngồi lại nói chuyện cùng nhau, cùng nhau đóng góp ý kiến theo hướng xây dựng.
Trong lĩnh vực kinh doanh karaoke, việc hiểu rõ các quy định về thuế tiêu thụ đặc biệt hộ kinh doanh karaoke là điều không thể thiếu để đảm bảo tuân thủ pháp luật và duy trì hoạt động kinh doanh bền vững. Đây là loại thuế áp dụng cho các ngành nghề đặc thù, bao gồm cả dịch vụ giải trí như karaoke. Nhưng làm thế nào để tính toán thuế một cách chính xác, tối ưu và đúng quy định? Hãy cùng Luật ACC tìm hiểu chi tiết qua bài viết này.
Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt kinh doanh karaoke
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
Hộ kinh doanh phải nộp thuế TNCN nếu có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm. Cách tính thuế TNCN cho hộ kinh doanh dịch vụ karaoke được thực hiện trên tỷ lệ phần trăm doanh thu. Theo Thông tư 40/2021/TT-BTC, thuế suất TNCN áp dụng cho dịch vụ giải trí như karaoke là 2% trên doanh thu.
Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Hộ kinh doanh karaoke có thể phải nộp thuế GTGT nếu doanh thu hàng năm đạt mức từ 100 triệu đồng trở lên. Theo Thông tư 40/2021/TT-BTC, ngành kinh doanh karaoke nằm trong nhóm dịch vụ giải trí, do đó, thuế suất GTGT áp dụng là 5% trên doanh thu chịu thuế.
Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt hộ kinh doanh karaoke
Thuế tiêu thụ đăc biệt = Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt x Thuế suất thuế TTĐB
Căn cứ khoản 9 Điều 5 Thông tư 195/2015/TT- BTC, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với kinh doanh quán karaoke được tính theo công thức sau:
Đối với kinh doanh vũ trường, mát-xa và karaoke, giá làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB là doanh thu chưa có thuế GTGT của các hoạt động trong vũ trường, cơ sở mát-xa và karaoke, bao gồm cả doanh thu của dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khác đi kèm (Ví dụ: tắm, xông hơi trong cơ sở mát-xa).
*Lưu ý: Giá tính thuế được tính bằng Đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế.”
Ví dụ: Gia đình ông A kinh doanh dịch vụ karaoke, giá dịch vụ hát karaoke 1h là 50.000 đồng, thuế tiêu thụ đặc biệt với dịch vụ karaoke của hộ kinh doanh ông A như sau:
Giá tính thuế thu nhập đặc biệt = 50.000 / (1+ 30%) = 38.461 đồng;
Vậy thuế tiêu thụ đặc biệt với dịch vụ karaoke = 38.461 x 30% = 11.538 đồng;
Với mức giá dịch vụ hát karaoke là 50.000 đồng/h, thì gia đình ông A đóng mức thuế tiêu thụ đặc biệt là: 11.538 đồng. Dựa vào căn cứ tính thuế như trên bạn có thể xác định được mức thuế phải đóng cho công ty của mình.
Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)
Một trong những loại thuế quan trọng mà hộ kinh doanh karaoke phải lưu ý là thuế TTĐB, bởi đây là ngành dịch vụ giải trí chịu thuế TTĐB theo quy định tại Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi, bổ sung) năm 2014. Theo Luật này, dịch vụ kinh doanh karaoke có thuế suất TTĐB là 30% trên doanh thu chịu thuế TTĐB. Quy định cụ thể về mức thuế suất này cũng được hướng dẫn tại Nghị định 108/2015/NĐ-CP và Nghị định 126/2020/NĐ-CP.
*Lưu ý: Nếu cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh có Doanh thu tính thuế từ 100tr/năm trở xuống thì KHÔNG phải nộp Thuế môn bài, GTGT, TNCN.
Tình bạn doanh nhân trong cuộc sống
Nói về tình bạn của doanh nhân, thường sẽ nghĩ đó là mối quan hệ hợp tác cùng có lợi. Thương trường như chiến trường. Vì thế, hiếm ai tin rằng tình bạn thật sự sẽ tồn tại trong môi trường đầy rẫy những tính toán, cạnh tranh khốc liệt.
Thực tế, đã có không ít tình bạn đẹp như Lưu Nga - sáng lập thương hiệu thời trang Elise và Vân Hà - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc TNR Holdings Việt Nam. Học cùng trường và sau 30 năm, cả hai vẫn vô cùng thân thiết, cùng chia sẻ với nhau mọi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. Họ có chung một đam mê làm việc, đam mê tạo ra giá trị tốt nhất trong công việc của mình.
Bà Đặng Thu Thủy - Giám đốc Công ty TMDV Vũ An cũng chia sẻ: “Tôi có ba người bạn rất thân từ nhiều năm, cùng sinh hoạt trong một hội doanh nhân. Tình bạn của chúng tôi không phải chuyện gì cũng phải kể cho nhau nghe, không cần chuyện vui nào các bạn cũng phải biết, không phải nỗi buồn nào cũng mang đến cho nhau, nhưng khi ai đó có những chuyện không êm ả hoặc những bước ngoặt xảy đến trong cuộc sống, tất cả tụ nhau lại cùng giúp nhau giải quyết, chia sẻ. Trong cuộc sống, chúng tôi luôn bên nhau, cùng hoàn thiện bản thân và hướng đến mục đích: Bên nhau để vui và cùng nhau không “già đi”.
Song cũng có lúc xao nhãng tình cảm, sự quan tâm lẫn nhau vì ai cũng có trách nhiệm với cuộc sống của nhân viên, cộng sự của mình, phải hoàn thành nghĩa vụ của một người phụ nữ, một người mẹ, một người con… Đôi khi không cân bằng được cảm xúc và tạo cảm giác không thoải mái cho những người bạn của mình. Có những lúc cái “tôi” thật lớn, nhưng tất cả chỉ là chút gia vị cho tình bạn, sau đó lại hiểu nhau và bao dung hơn.
Ông Lư Nguyễn Xuân Vũ - Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Xuân Nguyên cũng khẳng định, tình bạn trong giới doanh nhân là rất cần thiết vì nó giúp doanh nhân cân bằng mối quan hệ, vì doanh nhân vốn đã rất căng thẳng, phải suy tính nhiều nên cần có tình bạn để giúp chia sẻ, tạo động lực trong cuộc sống.
Bản thân ông Vũ cũng có tình bạn rất thân trong giới doanh nhân đã hơn 10 năm. “Có những người trước là đối tác, là nhà cung cấp của tôi, nhưng sau thời gian làm việc, thấy họ tốt, cư xử chuyên nghiệp, chúng tôi trở nên thân thiết. Những khi rảnh rỗi, chúng tôi thường đi cà phê, trò chuyện, nhất là khi có những chính sách mới cần sự chia sẻ, tư vấn”.
“Tình bạn trong giới doanh nhân cũng như cái duyên vợ chồng. Có những mối duyên 10-20 năm, có mối duyên ngắn ngủi. Có những người hợp tác với nhau, sau đó họ chuyển giao sang con cái và con cái lại tiếp nối cái duyên đó. Có những người không làm cùng nhưng sau đó vẫn âm thầm hỗ trợ, tư vấn giúp đỡ nhau”, ông Vũ kể.