Xu Hướng Sản Xuất Xanh

Xu Hướng Sản Xuất Xanh

Hiện nay, nhu cầu về trang trí nội thất ngày càng được nhiều người quan tâm và chú trọng. Ý nghĩa của việc trang trí nội thất không chỉ thể hiện được cá tính, gu thẩm mỹ mà còn có vai trò tạo nên một không gian thoải mái để sinh sống và làm việc.

Ghế gỗ – sản phẩm xuất khẩu chủ lực nội thất gỗ Việt Nam

Ghế gỗ là sản phẩm tạo ra nhiều đơn hàng nhất trong ngành sản xuất nội thất xuất khẩu Việt Nam trong nhiều năm qua. Càng ngày, các đơn hàng càng yêu cầu gắt gao hơn về chất lượng, mẫu mã đa dạng. Đây chính là bài toán khó cho các doanh nghiệp sản xuất nội thất gỗ xuất khẩu.

Để thích ứng nhanh với xu hướng toàn cầu, thu về nhiều đơn đặt hàng từ các thị trường khó tính như: Mỹ, Úc, Đức,… Bắt buộc các doanh nghiệp phải đầu tư máy móc, đầu tư công nghệ. Ngay dưới đây, SEMAC sẽ đưa ra một chuyền sản xuất ghế gỗ xuất khẩu hiện đại nhất. Đảm bảo giải quyết được tất cả các vấn đề về: công suất, nhân công, mẫu mã, chất lượng,…

Các công đoạn sản xuất ghế gỗ xuất khẩu công suất cao

Phôi sau khi sơ chế sẽ được đưa vào công đoạn gia công định hình phần chân ghế sau, tựa ghế, nan ghế. Đây là công đoạn tốn khá nhiều thời gian và cũng là công đoạn quan trọng quyết định đến chất lượng thành phẩm.

Để quá trình định hình chi tiết sản phẩm hiệu quả, vừa nhanh chóng vừa an toàn SEMAC giới thiệu dòng máy cưa lọng CNC. Đây là công nghệ lọng gỗ hiện đại, công suất cao nhất hiện nay.

Lọng chân sau, nan ghế, tựa ghế hàng loạt, chất lượng đồng bộ, tiết kiệm nhân công chính là ưu điểm nổi bật của dòng máy lọng gỗ CNC. Dưới đây là 2 dòng cưa lọng gỗ CNC được nhiều xưởng sản xuất ghế gỗ xuất khẩu đầu tư.

Máy có khả năng lọng các chi tiết ghế gỗ với độ chính xác cao. Máy cưa lọng CNC ứng dụng phần mềm thiết kế Autocad, giúp tự động hóa mọi thao tác. Công suất làm việc với khả năng gia công lên đến 3000 chân ghế/ngày.

Đây là thiết kế chuyên dùng lọng các loại bàn ghế có chi tiết phức tạp: đường cong, hình cung, chi tiết uốn lượn,… Mũi router lọng gỗ tốc độ cao, lọng được hầu hết các góc chết mà các dòng cưa lọng thông thường không làm được. Máy cưa lọng mũi router CNC giúp đường cắt láng mịn, hạn chế tối đa phôi thừa.

Phôi sau khi lọng sẽ có độ thô nhất định, để giải quyết vấn đề này cần đưa qua máy chép hình để phay định hình, hoàn thiện tối đa sản phẩm.

Việc đánh tubi chân ghế sau đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao. Và mỗi mẫu ghế bắt buộc phải làm các dưỡng khác nhau, năng suất thấp, không an toàn cho người đứng máy. Để giải quyết vấn đề này, Quốc Duy giới thiệu đến quý khách hàng dòng máy chép hình chân ghế tự động với hàng loạt ưu điểm, tối ưu năng suất. Bề mặt sau khi phay đạt yêu cầu, láng mịn, không bị lóc thớ hay cháy xém.

Máy thiết kế 2 trục phay 2 bên, gia công định hình phôi chính xác, không cần dưỡng gá. Máy trang bị hệ thống ben kẹp cố định phôi chắc chắn, gia công liên tục, năng suất gấp 10 lần so với thông thường. Máy sử dụng động cơ servo, hoạt động ổn định, toàn bộ linh kiện, thiết bị đến từ các hãng nổi tiếng của Đài Loan.

Tương tự như dòng chép hình chân ghế CNC, dòng này cải tiến hơn với 4 trục: 2 trục phay, 2 trục chà nhám, giúp chân ghế, tựa ghế nhẵn bóng, hoàn thiện sau một lần lên phôi. Máy có chà nhám phù hợp với các loại gỗ dễ bị lóc thớ ngược. Cụm chà nhám sẽ giúp giải quyết triệt để, trả lại sự hoàn mỹ cho sản phẩm cuối cùng.

Trong dây chuyền sản xuất ghế gỗ xuất khẩu hiện đại, các dòng máy tạo mộng không thể bỏ qua. Mộng liên kết các chi tiết bàn ghế gỗ là xu hướng được ưa chuộng nhất hiện nay. Việc ghép mộng đòi hỏi độ chính xác tuyệt đối, mối liên kết chắc chắn quyết định đến độ bền của thành phẩm.

Robot phay mộng dương 2 đầu CNC

Bên cạnh tạo mộng liên kết giữa các chi tiết ghế, công đoạn tạo bọ ghế cũng vô cùng quan trọng. Bọ ghế dùng để cố định các góc lại với nhau, tạo khung ghế chắc chắn. Thay thế các phương pháp làm bọ thủ công, Quốc Duy chia sẻ đến khách hàng các dòng máy sản xuất bọ ghế hàng loạt, đồng đều về chất lượng, tiết kiệm thời gian, công sức.

Thiết bị phụ trợ sản xuất ghế gỗ xuất khẩu

Chính sách nhập khẩu của nhiều nước không chỉ tập trung vào mục tiêu giảm phát thải mà còn đặt ra tiêu chuẩn khắt khe hơn về trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường. Bởi vậy, chuẩn bị nguồn hàng xuất khẩu đáp ứng được tiêu chuẩn bền vững của nước nhập khẩu là vấn đề "sống còn" với nền kinh tế Việt Nam.

Phát biểu tại Diễn đàn Xúc tiến Xuất khẩu Việt Nam 2024 với chủ đề "Xúc tiến xuất khẩu xanh" ngày 4.12, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, tăng trưởng xanh và bền vững không chỉ là xu hướng tất yếu mà đã trở thành điều kiện tiên quyết để duy trì năng lực cạnh tranh và bảo đảm sự phát triển lâu dài của các nền kinh tế.

Những chính sách quan trọng như Thỏa thuận xanh châu Âu (European Green Deal); Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM); Kế hoạch hành động kinh tế tuần hoàn (Circular Economy Action Plan) hay Chiến lược đa dạng sinh học đến năm 2030 đang ảnh hưởng lớn đến phương thức tăng trưởng, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư trên thế giới. Các chính sách này không chỉ tập trung vào mục tiêu giảm phát thải mà còn đặt ra các tiêu chuẩn khắt khe hơn về trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường, yêu cầu các nước xuất khẩu phải thay đổi phương thức sản xuất và cách tiếp cận để đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao.

Việt Nam với tiềm năng và lợi thế sẵn có, đang đứng trước nhiều cơ hội lớn để trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa xanh và bền vững, đẩy mạnh đầu tư vào năng lượng tái tạo, sản xuất sạch hơn, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn. Việc chuẩn bị nguồn hàng xuất khẩu thích ứng hiệu quả với những tiêu chuẩn bền vững là vấn đề sống còn với nền kinh tế Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công Thương khẳng định.

Tuy vậy, PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường dẫn Báo cáo của Global Green Economy Index cập nhật năm 2024 cho thấy Việt Nam đứng thứ 79 trên 160 quốc gia về chỉ số kinh tế xanh. Theo vị chuyên gia này, quy mô kinh tế xanh của nước ta hiện chỉ chiếm 2%, kinh tế nâu vẫn chiếm 98%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế xanh của Việt Nam đạt 12 - 13%, nhưng mức độ cải thiện vị thế, cơ sở hạ tầng xanh còn thấp so với thế giới. Đây là thách thức lớn trong việc duy trì thương mại, đầu tư trong thời gian tới.

Theo chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Nguyễn Bá Hùng, lượng phát thải của Việt Nam có xu hướng tăng trong 2 thập kỷ qua, điều này phù hợp với quá trình công nghiệp hóa của đất nước. Tuy nhiên, GDP tăng trưởng cao thì đổi lại lượng phát thải trên đơn vị GDP cũng nhiều hơn, trong khi các nước trong khu vực đang có chiều hướng đi xuống. Nếu không nhanh chóng cải thiện thực trạng này, sẽ kéo giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.

Ưu tiên huy động nguồn tài chính xanh

Quy mô xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta dự kiến cán mốc gần 800 tỷ USD vào cuối năm 2024, trong đó xuất khẩu ước đạt 380 - 390 tỷ USD. Mục tiêu xuất nhập khẩu cán mốc gần 1.000 tỷ USD vào năm 2025 sẽ không còn xa; điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tăng tốc chuẩn bị nguồn hàng xuất khẩu đủ tiêu chuẩn thích ứng với các quy định của các quốc gia nhập khẩu.

Nhấn mạnh những yêu cầu về tiêu chuẩn xanh là bắt buộc và doanh nghiệp phải tuân thủ khi tham gia vào thị trường, nhất là thị trường EU, PGS.TS Nguyễn Đình Thọ cho rằng, doanh nghiệp cần chủ động hơn trong việc tìm hiểu về những yêu cầu, quy định của EU. Bên cạnh đó, cần ưu tiên huy động nguồn tài chính xanh, công nghệ xanh; đặc biệt tăng cường năng lực, nâng cao khả năng về hấp thụ tài chính xanh, sử dụng các công nghệ xanh để đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi năng lượng sang nền kinh tế tuần hoàn. Hiện, Bộ Tài Nguyên và Môi trường cũng đã và đang tổ chức các buổi tập huấn kiểm kê khí nhà kính cho doanh nghiệp phát thải lớn.

Liên quan đến tài chính xanh, tư vấn cho doanh nghiệp, theo ông Nguyễn Bá Hùng, doanh nghiệp có thể tiếp cận tài chính xanh từ các tổ chức trong nước và quốc tế hoặc thông qua phát hành trái phiếu.

Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) Vũ Bá Phú khuyến nghị, doanh nghiệp cần định vị trong ngắn hạn và trung hạn xuất khẩu vào thị trường nào. Nếu xuất khẩu vào EU thì buộc phải chuẩn bị để từ năm 2026 đến 2028 đáp ứng yêu cầu chuyển đổi xanh, chống phá rừng... Còn Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc đang dần xây dựng tiêu chuẩn xanh và phát triển bền vững, do đó doanh nghiệp cần có kế hoạch, chuẩn bị dài hơi.

"Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục rà soát điều chỉnh bổ sung hoàn thiện chính sách, cơ chế để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong quá trình xanh hóa. Với các sản phẩm nhập khẩu của những nước khác cũng phải tuân thủ yêu cầu xanh về phát triển bền vững...", ông Phú thông tin thêm.

Trong lộ trình xanh hóa, cộng đồng quốc tế cam kết sẽ hỗ trợ Việt Nam. Đại sứ quán Thụy Sỹ tại Việt Nam ông Andri Meier thông tin, nước này đang chuẩn bị cho khuôn khổ hợp tác phát triển kinh tế với Việt Nam giai đoạn 2025 – 2028; chương trình này sẽ được triển khai vào cuối năm 2025. Mục tiêu chính của sự hợp tác phát triển này để hỗ trợ Việt Nam trong một lộ trình hướng tới nền kinh tế thu nhập cao, có năng lực chống chịu tốt hơn.