Trên lãnh vực y tế, sự kiện lần đầu tiên ghép tim heo cho người được các báo coi là một thành công tuyệt vời của khoa học. David Bennett, người đàn ông Mỹ 57 tuổi bị thiểu năng tim ở giai đoạn cuối và rối loạn nhịp tim, không thể ghép tạng một cách bình thường và cũng không dùng được hệ thống bơm tim nhân tạo. Nếu để yên trong tình trạng hiện nay, bệnh nhân chắc chắn sẽ tử vong, nên rốt cuộc FDA đã cho phép phẫu thuật. Người bệnh vẫn sống 72 tiếng đồng hồ sau cuộc giải phẫu với trái tim hoạt động được, có nghĩa là bộ phận mới không bị thải loại – nguy cơ lớn nhất khi ghép tạng.
Trung Quốc không coi Nga « bằng vai phải lứa »
Sau khi huy động quân đội ở biên giới Ukraina và đưa ra tối hậu thư cho phương Tây, Putin họp trực tuyến với Tập. Thông cáo của Trung Quốc nói rằng « Nga sẽ kiên quyết bảo vệ lập trường Trung Quốc về các vấn đề liên quan đến Đài Loan », và « phản đối tất cả những ‘nhóm nhỏ’ ở Châu Á-Thái Bình Dương » - có nghĩa là liên minh AUKUS (Úc, Anh, Mỹ), và Bộ Tứ (Mỹ, Ấn, Úc, Nhật) ở Ấn Độ-Thái Bình Dương. Còn phát ngôn viên Nga cho biết : « Ông Tập ủng hộ ông Putin trong nỗ lực đạt được các bảo đảm pháp lý mang tính ràng buộc từ phương Tây ».
Theo hai tác giả, các tuyên bố này sẽ thuyết phục hơn nếu nằm trong một thông cáo chung. Đi vào chi tiết từng thông cáo của mỗi phía, hai ông Duclos và Godement thấy rằng ông Tập hoan nghênh Putin đã chống lại sự « xúi giục chia rẽ » giữa Bắc Kinh và Matxcơva. Đây thực chất là một lời cảnh báo, cho thấy Trung Quốc không ưa tam giác chiến lược Washington – Matxcơva – Bắc Kinh. Trung Quốc thường cảnh giác trước các sáng kiến quân sự của Nga, còn Vladimir Putin vẫn bực tức khi Nga không được coi ngang hàng với hai đại cường Hoa Kỳ, Trung Quốc.
Từ con ngựa thành Troie đến chiến tranh phức hợp thời nay
Về mặt lịch sử, tác giả Marc Semo trên Le Monde nhận định, khi khởi động và duy trì những cuộc xung đột bất đối xứng, ở mức độ kém dữ dội trong đó quân đội không còn độc quyền, nước Nga của Vladimir Putin và Trung Quốc của Tập Cận Bình là những cường quốc đầu tiên sử dụng lại lý thuyết có từ thời cổ đại.
Chuyên gia Thomas Gomart của IFRI cho biết khái niệm « guerre hybride », tạm dịch « chiến tranh phức hợp », giúp định nghĩa các cuộc xung đột hiện nay - đang bao gồm cả đe dọa từ phía các Nhà nước sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt, các hoạt động phối hợp giữa lực lượng đặc biệt và lính đánh thuê, và thủ đoạn bóp méo thông tin.
Kiểu chiến tranh này trộn lẫn các hoạt động quân sự với phi quân sự, trực tiếp và gián tiếp, luôn giữ dưới ngưỡng có thể bị trả đũa hay khởi phát chiến tranh. Sau khi dân chúng Ukraina nổi dậy lật đổ chế độ thân Nga, Matxcơva đã chiếm Crimée năm 2014 với lực lượng đặc biệt không quân hàm quân hiệu, được mệnh danh là « những người áo xanh », và giựt dây cho quân ly khai miền đông bằng các quân nhân mặc thường phục.
Với « chiến tranh phức hợp », không cần thiết phải vũ trang. Chẳng hạn chế độ Belarus mở cửa thậm chí đưa đường cho hàng ngàn di dân vượt biên để gây áp lực lên châu Âu. Tung tin giả, tấn công tin học, dự báo kinh tế giả mạo…cũng là những dạng đối đầu mới, trong đó không phân biệt giữa lính chính quy và chiến binh nghiệp dư.
Thật ra chỉ có dạng thức là thay đổi, chứ xưa nay thủ đoạn, tuyên truyền, lừa dối vẫn được người xưa sử dụng, như câu chuyện Con ngựa thành Troie, hay « bất chiến tự nhiên thành » trong binh pháp Tôn Tử. Thế nên tướng Thierry Burkhard, tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp muốn chuẩn bị để « chiến thắng trước khi xảy ra chiến tranh », một cuộc chiến diễn ra không chỉ trên chiến địa mà cả trong ngoại giao, tin học, không gian, kinh tế và luật pháp.
Bóng ma Liên Xô khó thể quay lại
Cũng về nước Nga, nhà địa chính trị học Cyrille Bret đặt câu hỏi trên Les Echos « Liên Xô sẽ quay lại chăng ? ». Ba mươi năm sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ, Vladimir Putin vẫn mơ làm dựng dậy bóng ma xưa cũ.
Đưa quân sang Kazakhstan ngay đầu năm 2022, can thiệp vào xung đột Armenia-Azerbaidjan năm 2021, tái lập liên minh với Belarus năm 2020, tấn công Ukraina từ 2014…Liên bang Nga lại đầu tư vào quân sự, kinh tế tại nhiều nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ. Tình trạng căng thẳng được Nga duy trì khắp nơi : Baltic, Hắc Hải, Kapkaz…Tuy nhiên theo tác giả, Liên Xô không thể hồi sinh.
Trước hết, Liên bang Nga không có nguồn lực kinh tế, quân sự và chính trị như Liên bang Xô viết. Hoàn toàn lệ thuộc vào xuất khẩu dầu khí, khoáng vật và công nghệ quân sự, Nga không nắm được vận mệnh kinh tế của mình, dễ bị ảnh hưởng bởi những cú sốc giá cả và trừng phạt. Dân số giảm làm tăng trưởng đi xuống, và quản lý nhà nước khiến khu vực tư nhân bị trói tay.
Nga không còn khả năng phố biến ý thức hệ như Liên Xô cũ. Nói cách khác, không có Mác Lênin, kinh tế kế hoạch hóa và phi thực dân hóa, Nga không thể nói chuyện với thế giới như hồi thập niên 60,70. Bên cạnh đó, Trung Quốc đang chen vào sân sau của Nga với Con đường tơ lụa mới, lấn lướt với Tổ chức Hợp tác Thượng Hải và sự hiện diện cùng khắp về thương mại.
Lịch đi học trở lại mới nhất của học sinh
Tại Thừa Thiên Huế, từ hôm nay, 13/12, học sinh cấp THPT ở Thừa Thiên Huế quay trở lại trường sau hơn một tháng ở nhà học online.
Quyết định trên được đưa ra khi học sinh THPT trên địa bàn đã được tiêm vaccine phòng dịch Covid-19. Theo thống kê của Sở Y tế Thừa Thiên Huế, 89.735 trẻ em 12 đến 17 tuổi đã được tiêm một mũi vaccine, đạt tỷ lệ 87%. Tình hình dịch ở Thừa Thiên Huế cũng dần được kiểm soát, các vùng dịch được khoanh vùng.
Học sinh Trường THPT Việt Đức vui vẻ trong tiết học hôm 6/12. Ảnh: Gia Khiêm
Đối với cơ sở giáo dục bậc THCS, nếu nhà trường đã tổ chức tiêm xong vaccine mũi 1 cho tất cả học sinh từ 12 - 15 tuổi đủ 14 ngày, các em được trở lại lớp học tập trực tiếp bình thường.
Tại Bình Dương, từ ngày 13/12, các cơ sở giáo dục tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh lớp 9 các trường THCS ở địa phương có cấp độ dịch 1, 2; 21 trường THPT tổ chức dạy học trực tiếp cho toàn bộ HS lớp 10,11,12. Dự kiến, từ ngày 3/1/2022 các trường THCS, THPT trong tỉnh, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên; các cơ sở giáo dục ngoài giờ, trung tâm ngoại ngữ, tin học tổ chức đón 100% học sinh, học viên trở lại trường để tổ chức dạy học với hình thức trực tiếp trong trạng thái bình thường mới.
Đối với các trường mầm non, mẫu giáo, trường tiểu học, giai đoạn 1 từ 13/12 đến 24/12 trường mầm non, mẫu giáo thí điểm nhận giữ trẻ tại trường. Trường tiểu học nhận học sinh lớp 1, lớp 2 và đối tượng là trẻ em, học sinh mà cha, mẹ có nhu cầu bức thiết, cần gửi con. Giai đoạn 2 từ 27/12 đến 28/1/2022 thí điểm mở rộng đối tượng nhận giữ trẻ mầm non mẫu giáo tại trường, nhận học sinh lớp 1 đến lớp 5. Dự kiến, từ ngày 7/2/2022 các trường mầm non, mẫu giáo; trường tiểu học trên địa bàn toàn tỉnh tổ chức dạy học trực tiếp theo kế hoạch nhà trường.
Tại TP.HCM, hôm nay 13/12, hơn 100.000 học sinh lớp 9 và lớp 12 ở TP.HCM trở lại trường học trực tiếp sau hơn 7 tháng ở nhà học trực tuyến.
UBND TP.HCM yêu cầu, trong ngày đầu tiên học sinh đi học trở lại, các trường không tổ chức các hoạt động học tập mà chỉ kiểm tra tình trạng sức khỏe, khai báo y tế, hướng dẫn công tác phòng, chống dịch. Nhà trường tổ chức thực hiện lệch giờ lệch ca, giám sát đảm bảo giãn cách trước giờ học, tan học…
Theo yêu cầu của Sở GDĐT TP.HCM, thời khoá biểu dạy trực tiếp của các trường trung học ở địa bàn cấp độ 1 không quá 30 tiết mỗi tuần. Thời lượng còn lại, nhà trường có thể dạy học trực tuyến hoặc giao bài học qua hệ thống quản lý học tập. Với trường ở địa phương cấp độ 2, số tiết tối đa mỗi tuần là 18; ở cấp độ 3, số tiết tối đa là 12.
Tại Cao Bằng, ngày 9/12, UBND TP.Cao Bằng ra công văn về việc thông báo cho học sinh đi học trở lại và hướng dẫn tổ chức dạy học tại các cơ sở giáo dục sau thời gian tạm nghỉ.
Theo đó, trẻ mầm non, học sinh tiểu học, THCS đến lớp từ ngày 13/12. Trường tiểu học Đề Thám, THCS Hòa Chung và THCS Sông Hiến cho học sinh đến trường trở lại từ ngày 20/12. Nhóm trẻ Hoa Mai, tổ 01, phường Sông Hiến, vẫn tạm dừng hoạt động đến khi có thông báo mới.
Tại Phú Thọ, dựa theo tình hình dịch bệnh, Sở GDĐT tỉnh này cho phép các cơ sở giáo dục (trừ cấp học mầm non) trên địa bàn TP.Việt Trì dạy học trực tiếp.
Theo đó, từ ngày 13/12, các cơ sở giáo dục tiểu học, THCS, THPT, GDTX trên địa bàn TP.Việt Trì tổ chức dạy học trực tiếp 1 ca (trừ thời gian phải tạm dừng để phục vụ công tác rà soát, truy vết theo yêu cầu của chính quyền và Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 địa phương, nếu có).
Các đơn vị tạm dừng tổ chức bán trú cho học sinh cho đến khi có thông báo mới.
Tại Vĩnh Phúc, UBND huyện Vĩnh Tường đã có công văn về việc cho học sinh các cấp trở lại trường học sau thời gian dừng đến trường phòng chống dịch Covid-19.
Theo đó, triển khai cho học sinh các cấp THPT, THCS, Tiểu học và mầm non trên địa bàn huyện trở lại trường bắt đầu từ ngày 13/12.
Trước đó, UBND TP.Phúc Yên cũng cho phép học sinh đang cư trú trên địa bàn thành phố thuộc các trường THCS, THPT và Trung tâm GDNN-GDTX Phúc Yên được đi học trở lại ngày 6/12.
Liên Xô là nước đầu tiên trên thế giới xây dựng CNXH và Chủ nghĩa cộng sản. Là quốc gia hùng mạnh, nên sự xuất hiện của nhà nước Liên Xô XHCN đã ảnh hưởng to lớn đến tiến trình lịch sử của nhân loại.Trong thế kỷ XX, sau khi Liên Xô xuất hiện, mọi sự kiện lớn của thế giới – nhiều hay ít – đều có dấu ấn và chịu ảnh hưởng của Liên Xô.
Lịch sử Cách mạng và sự hình thành
Sự hình thành Liên Xô gắn liền với sự sụp đổ của Đế quốc Nga trong Chiến tranh thế giới thứ I và hoạt động của Đảng Cộng sản Nga do V.I.Lênin đứng đầu.Vào đầu thế kỷ XX, xã hội Nga ẩn chứa nhiều mâu thuẫn gay gắt không được giải tỏa; nước Nga lại là nơi có phong trào Marxist cấp tiến mạnh nhất, do Lênin đứng đầu với Đảng Bolshevik chủ trương làm cách mạng XHCN, để xây dựng Chủ nghĩa cộng sản, theo học thuyết của Karl Marc.
Ngày ngày 7/11/1917, V. I. Lênin và các đảng viên Bolshevik Nga đã lãnh đạo các Xô viết làm Cách mạng tháng Mười, lập chính quyền Xô viết của công - nông -binh đầu tiên trên thế giới. Đây là sự kiện quan trọng, có ý nghĩa thời đại đối với lịch sử nhân loại. Sự kiện vĩ đại mà sau này đã ảnh hưởng to lớn tới các cuộc cách mạng XHCN và phong trào giải phóng dân tộc nhiều quốc gia, từ châu Âu, châu Á, Châu Phi, tới Mỹ Latinh, trong đó có Việt Nam.
Ngay sau Cách mạng tháng Mười, nước Nga rơi vào nội chiến cực kỳ đẫm máu. Đến cuối năm 1920, về cơ bản Hồng quân đã giành chiến thắng, quân bạch vệ bị thất bại. Ngày 30/12/1922, 15 nước cộng hòa gia nhập Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên Xô). Ngay sau khi thành lập Liên bang Xô Viết; nhân dân Liên xô dưới sự lãnh đạo của Đảng và chính phủ bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới, cuộc sống XHCN một xã hội không có người bóc lột người. Cả đất nước như một công trường khổng lồ, nên chỉ sau một thời gian ngắn, đã đem lại kết quả tốt: Nạn đói bị đẩy lùi, công nghiệp, thương mại được phục hồi, tình hình nông thôn và thành thị được ổn định, xã hội có tích luỹ và đời sống người dân tốt lên nhanh chóng. Sau khi Lênin mất (năm 1924), I.V. Stalin thay thế V.I.Lênin lãnh đạo đất nước Xô-viết tiến hành công nghiệp hóa XHCN. Kết quả là Liên Xô đã trở thành một nước công nghiệp đứng thứ 2 trên thế giới trong một thời gian rất ngắn (điều này là nền tảng kinh tế cho chiến thắng của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ II). Mặt khác, những nhân tố mới được giải phóng của cuộc sống mới XHCN (thanh toán mù chữ và giáo dục miễn phí cho trẻ em, hệ thống y tế miễn phí, thực hiện bình đẳng nam nữ, chia ruộng đất cho nông dân, quốc hữu hóa tài nguyên và các nhà máy, mức sống người dân ngày càng được nâng cao...) đã tạo động lực to lớn, mạnh mẽ cho công cuộc xây dựng đất nước. Một số thành tựu của Liên Xô về các lĩnh vực: Giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội...thời gian này đã vượt xa các nước phương Tây như: Anh, Pháp, Mỹ; Đức...Giai đoạn tiến hành Công nghiệp hóa đất nước; Liên Xô đã xây dựng được một loạt các tổ hợp công nghiệp khổng lồ; các nhà máy luyện thép, luyện kim lớn và nhiều khu công nghiệp ở Moskva, Leningrat, Volgograd, Chelyabinsk, Kharkov....Năm 1935, Liên Xô đã khởi công xây dựng tàu điện ngầm ở Moskva với chiều dài hàng chục km. Tới năm 1940, sản lượng công nghiệp của Liên Xô đã tăng gấp 7,7 lần so với năm 1913, Công nghiệp Liên Xô đã chiếm 77,4% cơ cấu nền kinh tế và chiếm 10% toàn thế giới. Cho đến lúc đó, thế giới chưa từng chứng kiến nhịp độ tăng trưởng nào nhanh và ngoạn mục như vậy. Đến trước Chiến tranh thế giới thứ II, từ một nước có nền sản xuất lạc hậu, Liên Xô đã vươn lên trở thành cường quốc công nghiệp thứ 2 thế giới và đứng đầu châu Âu, vượt qua Anh - Pháp- Đức (chỉ đứng sau Mỹ).Thành quả to lớn này đã cho phép Liên Xô chiến đấu và cuối cùng giành chiến thắng vĩ đại trong Chiến tranh thế giới thứ II (1939-1945).
Vai trò của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ II
Nói đến Liên Xô, ngoài ý nghĩa là nước đầu tiên xây dựng CNXH trên thế giới với đà tăng trưởng hết sức ngoạn mục và nhiều chính sách xã hội nhân văn tốt đẹp, so với các nước Tư bản chủ nghĩa; song bên cạnh đó, cũng phải nói đến vai trò to lớn, quyết định của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ II, như một bằng chứng là quốc gia đã góp phần quan trọng và quyết định để cứu nhân loại thoát khỏi thảm họa phát xít (do các nước Đức-Ý-Nhật gây ra).
Ngày 22/6/1941 nước Đức Quốc xã tấn công Liên bang Xô viết và bắt đầu "Chiến tranh vệ quốc vĩ đại" của Liên Xô (1941–1945). Liên Xô tham gia vào Khối Liên minh chống phát xít gồm:Anh, Pháp,Mỹ, Úc, New Zealand, Canada, Trung Quốc... Người dân Xô viết đã lao động tự giác, quên mình với nỗ lực phi thường để phục vụ cho chiến tranh. Phần lớn các dân tộc thuộc Liên bang Xô viết đã đoàn kết, hiệp lực tin tưởng vào Đảng cộng sản Liên Xô và lãnh tụ Stalin để đẩy lùi họa phát xít. Thời gian đầu, do bị bất ngờ, quân đội Xô-Viết tuy thất bại, song Hồng quân Liên Xô đã chống trả kiên cường, gây cho quân Đức những tổn thất to lớn. Đến cuối năm 1941, họ đã chặn đứng được quân đội Đức tại cửa ngõ Thủ đô Moskva.Trong các năm 1942 – 1943, Liên bang Xô viết với sự giúp đỡ của quân đồng minh Anh –Pháp-Mỹ, đã tạo được bước ngoặt cơ bản của chiến tranh bằng các chiến thắng Stalingrad và Kursk. Cuối năm 1944, Liên Xô đã giải phóng toàn bộ đất đai của mình; đánh đuổi quân Đức trên lãnh thổ các nước Đông Âu, Trung Âu; Tháng 4 năm 1945, quân đội Xô viết công phá Berlin. Nước Đức Quốc xã sụp đổ và đầu hàng Quân đội Liên Xô vô điều kiện.
Ngay sau chiến thắng đối với Đức, Liên Xô tham chiến chống Nhật Bản và đầu tháng 8 năm 1945, đã dễ dàng đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật Bản tại Mãn Châu. Ngày 15/8/1945, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng Minh và Chiến tranh thế giới thứ II chấm dứt.
Mặc dù có những khó khăn to lớn do hậu quả chiến tranh để lại, song Liên Xô bước ra khỏi chiến tranh với tư thế của người chiến thắng; niềm phấn khởi tự hào lớn lao của nhân dân đối với cường quốc XHCN của mình; đã tạo tiền đề quan trọng để Liên Xô mạnh lên thành siêu cường thế giới sau thế chiếnthứ II.
Liên Xô phục hồi, mở rộng hệ thống Xã hội chủ nghĩa và trở thành cường quốc thế giới
Sau Chiến tranh thế giới thứ II, đất nước Liên Xô bị tàn phá hết sức nặng nề. Chiến tranh thế giới thứ II đã làm cho khoảng 26 triệu người Xô viết thiệt mạng, 1.710 thành phố, thị trấn; hơn 70.000 làng mạc bị phá huỷ, 32.000 cơ sở công nghiệp, 98.000 nông trang tập thể, nhiều công trình văn hóa của Liên bang Xô viết bị phá huỷ, hơn 25 triệu người mất nhà cửa. Tổng cộng, Liên Xô mất gần 30% tài sản quốc gia và gần 1/8 dân số. Tổn thất vật chất ước tính là 2,5 nghìn tỷ rúp, tương đương với 30% toàn bộ của cải của đất nước. Sự phát triển các ngành kinh tế quan trọng bị thụt lùi tới 10 - 15 năm. Trước những tổn thất nặng nề đó, Chính phủ Liên Xô đề ra kế hoạch 5 năm nhằm khôi phục nền kinh tế. Đến năm 1955, GDP của Liên Xô đã đạt khoảng 136 tỷ đôla, đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Hoa Kỳ (381 tỷ đôla).
Sau Chiến tranh thế giới thứ II (năm 1945), Liên Xô giúp các nước ở Châu Âu, Châu Á, châu Mỹ - Latinh thành lập nhà nước XHCN, đó là: Tiệp Khắc; Ba Lan, Nam Tư; Bungari; Hungari; Rumani; Cộng hòa Dân chủ Đức, Anbani, Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, Mông Cổ và Cu-ba... Đến năm 1960, trên thế giới đã hình thành phe XHCN, do Liên Xô đứng đầu. Đồng thời nền kinh tế Liên Xô phát triển mạnh mẽ; Khoa học - kỹ thuật, quân sự đã có bước đột phá: chế tạo tên lửa đạn đạo, bom nguyên tử, nhà máy điện nguyên tử v.v.. Công nghệ vũ trụ đã có bước phát triển vượt bậc: Liên Xô đã phóng tàu vũ trụ đầu tiên trên thế giới (vào năm 1959) và đưa con người đầu tiên vào vũ trụ (năm 1961). Những sự việc này ngoài những ý nghĩa quân sự, chiến lược, kinh tế, còn có ý nghĩa tinh thần rất to lớn: nó đánh dấu Liên Xô đã trở thành siêu cường trên thế giới với mục tiêu vươn lên vượt qua Hoa Kỳ.
Theo tài liệu của Chính phủ Mỹ thống kê về kinh tế các nước trên thế giới, năm 1975, tổng sản lượng kinh tế của Liên Xô đã đạt 943,5 tỷ USD (đứng thứ 2 thế giới, sau Hoa Kỳ). Ngoài ra những chỉ số sau đã chứng tỏ công dân Liên Xô được hưởng mức phúc lợi xã hội và ưu đãi rất cao so với các nước cùng thời điểm: Liên Xô là nước đầu tiên trên thế giới quy định chế độ làm việc 8 giờ/ngày; Người dân được đưa tới nơi làm việc bằng phương tiện công cộng mà không phải trả tiền; Người dân được miễn học phí tại mọi cơ sở giáo dục, từ mẫu giáo cho tới đại học; Nhà nước đảm bảo các sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học đều có việc làm sau khi nhận bằng; Người dân được khám & chữa bệnh miễn phí hoàn toàn. ...
Trên bình diện quốc tế, là nước XHCN đứng đầu và hùng mạnh nhất bấy giờ, Liên Xô đã trở thành đối trọng cân bằng với khối Tư bản chủ nghĩa do Mỹ đứng đầu; là biểu tượng, là thành trì, là chỗ dựa “tinh thần và vật chất to lớn” trong phe XHCN và là nguồn viện trợ chính cho các phong trào giải phóng dân tộc tại các nước châu Á- châu Phi - châu Mỹ latinh.
Đối với cách mạng Việt Nam, Cách mạng Tháng Mười Nga và Liên bang Xô Viết có ý nghĩa và ảnh hưởng vô cùng to lớn, với bài học kinh nghiệm sâu sắc trên nhiều phương diện, cả về lý luận lẫn thực tiễn, trong thời kỳ trước; sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, cả trong Cách mạng Tháng 8 và hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, cũng như trong cách mạng XHCN và công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày hôm nay.
Thật vậy, ngay từ khi bôn ba đi tìm đường cứu nước, cứu dân thoát khỏi ách nô lệ lầm than (đầu thế kỷ XX), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh phát hiện ra giá trị thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga và Chủ nghĩa Mác-Lê-nin và Người quyết tâm đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga. Năm 1920, sau khi đọc Sơ thảo “Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I. Lê-nin đăng trên Báo L’Humanité (Pháp), Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra “cẩm nang thần kỳ” cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng cho dân tộc Việt Nam. Khi nói về sự kiện này, Người nhớ lại: “Luận cương của Lê-nin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ và tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong phòng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta...”. Tiếp theo, trong quá trình hoạt động cách mạng (trước năm 1945), được sự quan tâm của Liên Xô và Quốc tế cộng sản, nhiều chiến sĩ cách mạng tiền bối của Việt Nam đã được cử sang Liên Xô học tập như: Nguyễn Ái Quốc, Trần Phú, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai ... để sau nay về nước chỉ đạo cách mạng Việt Nam; phát động toàn dân, giành chính quyền về tay công - nông; lập nên nước Việt Nam Dân chủ công hòa (2/9/ 1945).
Đặc biệt, nhờ sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa của Đảng Cộng sản Liên Xô và nhân dân Liên Xô anh em về mọi mặt vật chất và tinh thần, trong đó có nhiều vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng (kể cả việc đào tạo nhiều thế hệ cán bộ, chuyên gia cho Việt Nam và cử nhiều đoàn chuyên gia sang Việt Nam công tác..); để giúp Việt Nam đứng vững và tiếp tục đánh thắng các đế quốc lớn như: Pháp, Nhật, Mỹ, thu giang sơn về một mối, đưa dân tộc ta vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân thế giới. Một minh chứng hùng hồn nữa là sau khi Việt Nam thống nhất đất nước (tháng 4 năm 1975), Đảng và nhân dân Liên Xô vẫn tiếp tục sát cánh với Đảng ta, nhân dân ta trên bước đường xây dựng đất nước, giúp Việt Nam nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh, sớm thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu: với nhiều công trình mang tầm vóc thế kỷ, mang dấu ấn thời đại; để cho đến hôm nay; nhiều công trình của Việt Nam được nhân dân Liên Xô hỗ trợ, giúp đỡ, dựng xây vẫn đang phát huy giá trị to lớn; góp phần vào tăng trưởng kinh tế cho Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Tròn một thế kỷ đã trôi qua, kể từ thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga 1917, tuy đời sống chính trị xã hội thế giới có những biến đổi sâu sắc (kể cả việc Liên Xô và một số nước XHCN ở châu Âu lâm vào khủng hoảng và tan rã đầu những năm 90 của thế kỷ XX), nhưng tầm vóc, ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười Nga vẫn nguyên giá trị đối với nhân loại tiến bộ trên thế giới. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức bóc lột trên trái đất đứng lên tự giải phóng…Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”.
Người viết bài này đã từng có thời gian sống và học tập tại Liên Xô trong thập niên 70 – 80 của thế kỷ XX. Cũng như nhiều cán bộ, học sinh Việt Nam sang Liên Xô công tác, học tập, làm việc, chúng tôi sẽ không bao giờ quên được những tình cảm và sự đùm bọc rất chân tình, nồng thắm, thủy chung, bền chặt của người dân Liên Xô, đất nước Liên Xô dành cho mình và tổ quốc Việt Nam yêu dấu trong thời kỳ chiến tranh giữ nước, cũng như xây dựng hòa bình sau này (với nhiều công trình thế kỷ mang dấu ấn Việt-Xô, như: Cầu Thăng Long; Nhà máy Thủy Điện Hòa Bình, Nhà máy nhiệt điện Phả Lại; Cung Lao động hữu nghị Việt -Xô; Bệnh viện hữu nghị Việt -Xô; Đại học Bách khoa Hà Nội). Đó là những tình bạn, tình đồng chí, anh em XHCN thắm thiết nhất, trách nhiệm, cao thượng và đầy đủ nhất ... vượt cả không gian và thời gian, đã làm nên trang sử vàng của tình hữu nghị các dân tộc anh em trong phe Xã hội chủ nghĩa.
Liên Xô là nước đầu tiên trên thế giới xây dựng CNXH và Chủ nghĩa cộng sản. Là quốc gia hùng mạnh, nên sự xuất hiện của nhà nước Liên Xô XHCN đã ảnh hưởng to lớn đến tiến trình lịch sử của nhân loại.Trong thế kỷ XX, sau khi Liên Xô xuất hiện, mọi sự kiện lớn của thế giới – nhiều hay ít – đều có dấu ấn và chịu ảnh hưởng của Liên Xô.
Lịch sử Cách mạng và sự hình thành
Sự hình thành Liên Xô gắn liền với sự sụp đổ của Đế quốc Nga trong Chiến tranh thế giới thứ I và hoạt động của Đảng Cộng sản Nga do V.I.Lênin đứng đầu.Vào đầu thế kỷ XX, xã hội Nga ẩn chứa nhiều mâu thuẫn gay gắt không được giải tỏa; nước Nga lại là nơi có phong trào Marxist cấp tiến mạnh nhất, do Lênin đứng đầu với Đảng Bolshevik chủ trương làm cách mạng XHCN, để xây dựng Chủ nghĩa cộng sản, theo học thuyết của Karl Marc.
Ngày ngày 7/11/1917, V. I. Lênin và các đảng viên Bolshevik Nga đã lãnh đạo các Xô viết làm Cách mạng tháng Mười, lập chính quyền Xô viết của công - nông -binh đầu tiên trên thế giới. Đây là sự kiện quan trọng, có ý nghĩa thời đại đối với lịch sử nhân loại. Sự kiện vĩ đại mà sau này đã ảnh hưởng to lớn tới các cuộc cách mạng XHCN và phong trào giải phóng dân tộc nhiều quốc gia, từ châu Âu, châu Á, Châu Phi, tới Mỹ Latinh, trong đó có Việt Nam.
Ngay sau Cách mạng tháng Mười, nước Nga rơi vào nội chiến cực kỳ đẫm máu. Đến cuối năm 1920, về cơ bản Hồng quân đã giành chiến thắng, quân bạch vệ bị thất bại. Ngày 30/12/1922, 15 nước cộng hòa gia nhập Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên Xô). Ngay sau khi thành lập Liên bang Xô Viết; nhân dân Liên xô dưới sự lãnh đạo của Đảng và chính phủ bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới, cuộc sống XHCN một xã hội không có người bóc lột người. Cả đất nước như một công trường khổng lồ, nên chỉ sau một thời gian ngắn, đã đem lại kết quả tốt: Nạn đói bị đẩy lùi, công nghiệp, thương mại được phục hồi, tình hình nông thôn và thành thị được ổn định, xã hội có tích luỹ và đời sống người dân tốt lên nhanh chóng. Sau khi Lênin mất (năm 1924), I.V. Stalin thay thế V.I.Lênin lãnh đạo đất nước Xô-viết tiến hành công nghiệp hóa XHCN. Kết quả là Liên Xô đã trở thành một nước công nghiệp đứng thứ 2 trên thế giới trong một thời gian rất ngắn (điều này là nền tảng kinh tế cho chiến thắng của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ II). Mặt khác, những nhân tố mới được giải phóng của cuộc sống mới XHCN (thanh toán mù chữ và giáo dục miễn phí cho trẻ em, hệ thống y tế miễn phí, thực hiện bình đẳng nam nữ, chia ruộng đất cho nông dân, quốc hữu hóa tài nguyên và các nhà máy, mức sống người dân ngày càng được nâng cao...) đã tạo động lực to lớn, mạnh mẽ cho công cuộc xây dựng đất nước. Một số thành tựu của Liên Xô về các lĩnh vực: Giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội...thời gian này đã vượt xa các nước phương Tây như: Anh, Pháp, Mỹ; Đức...Giai đoạn tiến hành Công nghiệp hóa đất nước; Liên Xô đã xây dựng được một loạt các tổ hợp công nghiệp khổng lồ; các nhà máy luyện thép, luyện kim lớn và nhiều khu công nghiệp ở Moskva, Leningrat, Volgograd, Chelyabinsk, Kharkov....Năm 1935, Liên Xô đã khởi công xây dựng tàu điện ngầm ở Moskva với chiều dài hàng chục km. Tới năm 1940, sản lượng công nghiệp của Liên Xô đã tăng gấp 7,7 lần so với năm 1913, Công nghiệp Liên Xô đã chiếm 77,4% cơ cấu nền kinh tế và chiếm 10% toàn thế giới. Cho đến lúc đó, thế giới chưa từng chứng kiến nhịp độ tăng trưởng nào nhanh và ngoạn mục như vậy. Đến trước Chiến tranh thế giới thứ II, từ một nước có nền sản xuất lạc hậu, Liên Xô đã vươn lên trở thành cường quốc công nghiệp thứ 2 thế giới và đứng đầu châu Âu, vượt qua Anh - Pháp- Đức (chỉ đứng sau Mỹ).Thành quả to lớn này đã cho phép Liên Xô chiến đấu và cuối cùng giành chiến thắng vĩ đại trong Chiến tranh thế giới thứ II (1939-1945).
Vai trò của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ II
Nói đến Liên Xô, ngoài ý nghĩa là nước đầu tiên xây dựng CNXH trên thế giới với đà tăng trưởng hết sức ngoạn mục và nhiều chính sách xã hội nhân văn tốt đẹp, so với các nước Tư bản chủ nghĩa; song bên cạnh đó, cũng phải nói đến vai trò to lớn, quyết định của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ II, như một bằng chứng là quốc gia đã góp phần quan trọng và quyết định để cứu nhân loại thoát khỏi thảm họa phát xít (do các nước Đức-Ý-Nhật gây ra).
Ngày 22/6/1941 nước Đức Quốc xã tấn công Liên bang Xô viết và bắt đầu "Chiến tranh vệ quốc vĩ đại" của Liên Xô (1941–1945). Liên Xô tham gia vào Khối Liên minh chống phát xít gồm:Anh, Pháp,Mỹ, Úc, New Zealand, Canada, Trung Quốc... Người dân Xô viết đã lao động tự giác, quên mình với nỗ lực phi thường để phục vụ cho chiến tranh. Phần lớn các dân tộc thuộc Liên bang Xô viết đã đoàn kết, hiệp lực tin tưởng vào Đảng cộng sản Liên Xô và lãnh tụ Stalin để đẩy lùi họa phát xít. Thời gian đầu, do bị bất ngờ, quân đội Xô-Viết tuy thất bại, song Hồng quân Liên Xô đã chống trả kiên cường, gây cho quân Đức những tổn thất to lớn. Đến cuối năm 1941, họ đã chặn đứng được quân đội Đức tại cửa ngõ Thủ đô Moskva.Trong các năm 1942 – 1943, Liên bang Xô viết với sự giúp đỡ của quân đồng minh Anh –Pháp-Mỹ, đã tạo được bước ngoặt cơ bản của chiến tranh bằng các chiến thắng Stalingrad và Kursk. Cuối năm 1944, Liên Xô đã giải phóng toàn bộ đất đai của mình; đánh đuổi quân Đức trên lãnh thổ các nước Đông Âu, Trung Âu; Tháng 4 năm 1945, quân đội Xô viết công phá Berlin. Nước Đức Quốc xã sụp đổ và đầu hàng Quân đội Liên Xô vô điều kiện.
Ngay sau chiến thắng đối với Đức, Liên Xô tham chiến chống Nhật Bản và đầu tháng 8 năm 1945, đã dễ dàng đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật Bản tại Mãn Châu. Ngày 15/8/1945, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng Minh và Chiến tranh thế giới thứ II chấm dứt.
Mặc dù có những khó khăn to lớn do hậu quả chiến tranh để lại, song Liên Xô bước ra khỏi chiến tranh với tư thế của người chiến thắng; niềm phấn khởi tự hào lớn lao của nhân dân đối với cường quốc XHCN của mình; đã tạo tiền đề quan trọng để Liên Xô mạnh lên thành siêu cường thế giới sau thế chiếnthứ II.
Liên Xô phục hồi, mở rộng hệ thống Xã hội chủ nghĩa và trở thành cường quốc thế giới
Sau Chiến tranh thế giới thứ II, đất nước Liên Xô bị tàn phá hết sức nặng nề. Chiến tranh thế giới thứ II đã làm cho khoảng 26 triệu người Xô viết thiệt mạng, 1.710 thành phố, thị trấn; hơn 70.000 làng mạc bị phá huỷ, 32.000 cơ sở công nghiệp, 98.000 nông trang tập thể, nhiều công trình văn hóa của Liên bang Xô viết bị phá huỷ, hơn 25 triệu người mất nhà cửa. Tổng cộng, Liên Xô mất gần 30% tài sản quốc gia và gần 1/8 dân số. Tổn thất vật chất ước tính là 2,5 nghìn tỷ rúp, tương đương với 30% toàn bộ của cải của đất nước. Sự phát triển các ngành kinh tế quan trọng bị thụt lùi tới 10 - 15 năm. Trước những tổn thất nặng nề đó, Chính phủ Liên Xô đề ra kế hoạch 5 năm nhằm khôi phục nền kinh tế. Đến năm 1955, GDP của Liên Xô đã đạt khoảng 136 tỷ đôla, đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Hoa Kỳ (381 tỷ đôla).
Sau Chiến tranh thế giới thứ II (năm 1945), Liên Xô giúp các nước ở Châu Âu, Châu Á, châu Mỹ - Latinh thành lập nhà nước XHCN, đó là: Tiệp Khắc; Ba Lan, Nam Tư; Bungari; Hungari; Rumani; Cộng hòa Dân chủ Đức, Anbani, Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, Mông Cổ và Cu-ba... Đến năm 1960, trên thế giới đã hình thành phe XHCN, do Liên Xô đứng đầu. Đồng thời nền kinh tế Liên Xô phát triển mạnh mẽ; Khoa học - kỹ thuật, quân sự đã có bước đột phá: chế tạo tên lửa đạn đạo, bom nguyên tử, nhà máy điện nguyên tử v.v.. Công nghệ vũ trụ đã có bước phát triển vượt bậc: Liên Xô đã phóng tàu vũ trụ đầu tiên trên thế giới (vào năm 1959) và đưa con người đầu tiên vào vũ trụ (năm 1961). Những sự việc này ngoài những ý nghĩa quân sự, chiến lược, kinh tế, còn có ý nghĩa tinh thần rất to lớn: nó đánh dấu Liên Xô đã trở thành siêu cường trên thế giới với mục tiêu vươn lên vượt qua Hoa Kỳ.
Theo tài liệu của Chính phủ Mỹ thống kê về kinh tế các nước trên thế giới, năm 1975, tổng sản lượng kinh tế của Liên Xô đã đạt 943,5 tỷ USD (đứng thứ 2 thế giới, sau Hoa Kỳ). Ngoài ra những chỉ số sau đã chứng tỏ công dân Liên Xô được hưởng mức phúc lợi xã hội và ưu đãi rất cao so với các nước cùng thời điểm: Liên Xô là nước đầu tiên trên thế giới quy định chế độ làm việc 8 giờ/ngày; Người dân được đưa tới nơi làm việc bằng phương tiện công cộng mà không phải trả tiền; Người dân được miễn học phí tại mọi cơ sở giáo dục, từ mẫu giáo cho tới đại học; Nhà nước đảm bảo các sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học đều có việc làm sau khi nhận bằng; Người dân được khám & chữa bệnh miễn phí hoàn toàn. ...
Trên bình diện quốc tế, là nước XHCN đứng đầu và hùng mạnh nhất bấy giờ, Liên Xô đã trở thành đối trọng cân bằng với khối Tư bản chủ nghĩa do Mỹ đứng đầu; là biểu tượng, là thành trì, là chỗ dựa “tinh thần và vật chất to lớn” trong phe XHCN và là nguồn viện trợ chính cho các phong trào giải phóng dân tộc tại các nước châu Á- châu Phi - châu Mỹ latinh.
Đối với cách mạng Việt Nam, Cách mạng Tháng Mười Nga và Liên bang Xô Viết có ý nghĩa và ảnh hưởng vô cùng to lớn, với bài học kinh nghiệm sâu sắc trên nhiều phương diện, cả về lý luận lẫn thực tiễn, trong thời kỳ trước; sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, cả trong Cách mạng Tháng 8 và hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, cũng như trong cách mạng XHCN và công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày hôm nay.
Thật vậy, ngay từ khi bôn ba đi tìm đường cứu nước, cứu dân thoát khỏi ách nô lệ lầm than (đầu thế kỷ XX), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh phát hiện ra giá trị thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga và Chủ nghĩa Mác-Lê-nin và Người quyết tâm đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga. Năm 1920, sau khi đọc Sơ thảo “Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I. Lê-nin đăng trên Báo L’Humanité (Pháp), Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra “cẩm nang thần kỳ” cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng cho dân tộc Việt Nam. Khi nói về sự kiện này, Người nhớ lại: “Luận cương của Lê-nin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ và tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong phòng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta...”. Tiếp theo, trong quá trình hoạt động cách mạng (trước năm 1945), được sự quan tâm của Liên Xô và Quốc tế cộng sản, nhiều chiến sĩ cách mạng tiền bối của Việt Nam đã được cử sang Liên Xô học tập như: Nguyễn Ái Quốc, Trần Phú, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai ... để sau nay về nước chỉ đạo cách mạng Việt Nam; phát động toàn dân, giành chính quyền về tay công - nông; lập nên nước Việt Nam Dân chủ công hòa (2/9/ 1945).
Đặc biệt, nhờ sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa của Đảng Cộng sản Liên Xô và nhân dân Liên Xô anh em về mọi mặt vật chất và tinh thần, trong đó có nhiều vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng (kể cả việc đào tạo nhiều thế hệ cán bộ, chuyên gia cho Việt Nam và cử nhiều đoàn chuyên gia sang Việt Nam công tác..); để giúp Việt Nam đứng vững và tiếp tục đánh thắng các đế quốc lớn như: Pháp, Nhật, Mỹ, thu giang sơn về một mối, đưa dân tộc ta vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân thế giới. Một minh chứng hùng hồn nữa là sau khi Việt Nam thống nhất đất nước (tháng 4 năm 1975), Đảng và nhân dân Liên Xô vẫn tiếp tục sát cánh với Đảng ta, nhân dân ta trên bước đường xây dựng đất nước, giúp Việt Nam nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh, sớm thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu: với nhiều công trình mang tầm vóc thế kỷ, mang dấu ấn thời đại; để cho đến hôm nay; nhiều công trình của Việt Nam được nhân dân Liên Xô hỗ trợ, giúp đỡ, dựng xây vẫn đang phát huy giá trị to lớn; góp phần vào tăng trưởng kinh tế cho Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Tròn một thế kỷ đã trôi qua, kể từ thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga 1917, tuy đời sống chính trị xã hội thế giới có những biến đổi sâu sắc (kể cả việc Liên Xô và một số nước XHCN ở châu Âu lâm vào khủng hoảng và tan rã đầu những năm 90 của thế kỷ XX), nhưng tầm vóc, ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười Nga vẫn nguyên giá trị đối với nhân loại tiến bộ trên thế giới. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức bóc lột trên trái đất đứng lên tự giải phóng…Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”.
Người viết bài này đã từng có thời gian sống và học tập tại Liên Xô trong thập niên 70 – 80 của thế kỷ XX. Cũng như nhiều cán bộ, học sinh Việt Nam sang Liên Xô công tác, học tập, làm việc, chúng tôi sẽ không bao giờ quên được những tình cảm và sự đùm bọc rất chân tình, nồng thắm, thủy chung, bền chặt của người dân Liên Xô, đất nước Liên Xô dành cho mình và tổ quốc Việt Nam yêu dấu trong thời kỳ chiến tranh giữ nước, cũng như xây dựng hòa bình sau này (với nhiều công trình thế kỷ mang dấu ấn Việt-Xô, như: Cầu Thăng Long; Nhà máy Thủy Điện Hòa Bình, Nhà máy nhiệt điện Phả Lại; Cung Lao động hữu nghị Việt -Xô; Bệnh viện hữu nghị Việt -Xô; Đại học Bách khoa Hà Nội). Đó là những tình bạn, tình đồng chí, anh em XHCN thắm thiết nhất, trách nhiệm, cao thượng và đầy đủ nhất ... vượt cả không gian và thời gian, đã làm nên trang sử vàng của tình hữu nghị các dân tộc anh em trong phe Xã hội chủ nghĩa.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: AFP).
Tổng thống Vladimir Putin: Sự lựa chọn lịch sử của nước Nga (kỳ 3)
Kết quả cuộc bầu cử 2024 có thể dự báo trước được bởi Vladimir Putin không chỉ là tổng thống mà còn là lãnh tụ của nhân dân Nga. Sau nhiệm kỳ này, nếu đủ sức khỏe cũng như các điều kiện khác, ông hoàn toàn có thể ra tranh cử vào năm 2030 để lãnh đạo đất nước đến năm 2036.
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem vì sao ông được người Nga tín nhiệm cao đến thế. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc loạt bài của Đại tá Lê Thế Mẫu, nguyên Trưởng Phòng thông tin Khoa học Quân sự, Viện Chiến lược Quốc phòng.
Tiếp nhận di sản từ sai lầm của Liên Xô trong giai đoạn "cải tổ"
Vào cuối thế kỷ XX, các nước xã hội chủ nghĩa đều tiến hành cải cách và mở cửa với thế giới Phương Tây theo các mô hình khác nhau và có không ít quốc gia đã gặt hái được những thành công rực rỡ.
Trong khi đó, công cuộc "cải tổ" từ giữa những năm 1980 mà thực chất là cải cách, mở cửa ra thế giới lại đưa Liên Xô tới chỗ tan rã.
Sai lầm cốt tử của Liên Xô là hoàn toàn xóa bỏ hệ thống quản lý nhà nước để đưa nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường tự do.
Trên cương vị Tổng thống, Boris Yeltsin đã xóa bỏ vai trò của nhà nước Nga trong việc hoạch định chiến lược phát triển và bỏ mặc nền kinh tế quốc gia vào tay các tập đoàn tài phiệt vừa nổi lên sau khi Liên Xô tan rã.
Trên thực tế, ông Yeltsin đã áp dụng máy móc mô hình kinh tế theo cơ chế thị trường tự do của Mỹ vào điều kiện của nước Nga. Sai lầm này của ông đã đẩy nền kinh tế Nga lâm vào khủng hoảng.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, tuy được kế thừa vị thế của Liên Xô - cường quốc kinh tế lớn thứ 2 thế giới, chỉ đứng sau Mỹ - Liên bang Nga tụt hạng xuống mức các nước đang phát triển sau gần hai nhiệm kỳ cầm quyền của Tổng thống Yeltsin.
Thất thoát kinh tế của nước Nga trong những năm 1990 ước tính còn lớn hơn cả thiệt hại kinh tế của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Vladimir Putin được Tổng thống đầu tiên của nước Nga Boris Yeltsin lựa chọn làm người kế nhiệm (Ảnh: Itar Tass/Reuters).
Vladimir Putin phải lựa chọn mô hình kinh tế mới
Kế thừa những giá trị tốt đẹp truyền thống trong lịch sử Nga và lịch sử Liên Xô, Tổng thống Putin đã chỉ đạo chính phủ Nga lựa chọn mô hình phát triển tiên tiến nhất và hiện đại nhất trên thế giới để xác định con đường phát triển của nước Nga. Đó là mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội có sự quản lý của nhà nước.
Theo mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội ở Nga, sự phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường nhằm đáp ứng các nhu cầu xã hội ngày càng tăng của người dân. Do đó, chính sách xã hội trở thành yếu tố cấu thành hệ thống kinh tế quốc dân.
Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội của nước Nga sau khi ông Putin bước vào Điện Kremlin kế thừa kinh nghiệm của các nước tư bản phát triển kinh tế thị trường đã từng được áp dụng thành công ở nhiều nước Châu Âu, khởi đầu là Cộng hòa Liên bang Đức từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai và áp dụng vào điều kiện cụ thể của nước Nga.
Tổng thống Putin coi mô hình này là "đại lộ của nền văn minh nhân loại" và có một số đặc điểm đáng chú ý sau:
Một là, hiện đại hóa các lĩnh vực kinh tế truyền thống như dầu khí, nông nghiệp, giao thông vận tải trên cơ sở ưu tiên phát triển công nghệ cao.
Hai là, biến quá trình đổi mới công nghệ thành yếu tố tăng trưởng kinh tế trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, nâng cao năng suất lao động trong các lĩnh vực quyết định khả năng cạnh tranh và giảm chi phí năng lượng, gia tăng đáng kể số lượng các xí nghiệp công nghiệp đổi mới công nghệ.
Ba là, hình thành nền kinh tế tri thức và công nghệ cao đóng vai trò dẫn đầu trong nền kinh tế vào năm 2020 và chiếm 17-20% GDP.
Bốn là, tạo cơ sở kinh tế vững chắc để thực hiện chính sách xã hội hướng tới mục đích không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Như vậy, điều kiện quan trọng nhất để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ở Nga là duy trì sự cân bằng giữa hiệu quả của kinh tế thị trường với việc bảo đảm công bằng xã hội, trong đó kết hợp hài hòa và tốt nhất giữa lợi ích của nhà nước và của từng thành viên xã hội.
Những nội dung cơ bản về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ở Nga đã được đề ra trong Chiến lược dài hạn phát triển kinh tế - xã hội của Liên bang Nga tới năm 2020, Chiến lược an ninh quốc gia của Liên bang Nga đến năm 2020 và Chương trình mục tiêu liên bang nhằm khắc phục sự khác biệt trong phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng và khu vực của Liên bang Nga trong những năm 2002-2010 và tới năm 2015.
Năm 2015, hãng thông tấn TASS của Nga hoàn thành Dự án tổng kết, đánh giá thành tựu của nước Nga sau 15 năm lãnh đạo của Tổng thống Putin. Theo kết quả tổng kết của Dự án, nước Nga đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng trong điều kiện bị Mỹ và Phương Tây kiềm chế, bao vây và cấm vận.
Điện Kremlin được cho là sẽ có nhiều biện pháp ứng phó với việc bị Mỹ và phương Tây phong tỏa và đóng băng tài sản của Nga (Ảnh: Musement).
Nga đạt được nhịp độ tăng trưởng cao liên tục ở mức 10% trong các năm 2000-2004 và trong 3 năm sau đó luôn đạt 6,5-7,3%, vươn từ vị trí 14 lên vị trí thứ 5 thế giới.
Đến năm 2023, trong điều kiện bị Mỹ và Phương Tây áp đặt tới 17.000 biện pháp cấm vận, "nền kinh tế Nga tiếp tục phát triển và đã trở thành nền kinh tế lớn nhất ở châu Âu và lớn thứ năm trên thế giới xét về sức mua tương đương (PPP)", Sputnik dẫn lời Tổng thống Vladimir Putin cho biết khi phát biểu tại thành phố Tula hôm 2/2.
Trong những năm 1990, Nga phải gánh chịu khoản nợ công khổng lồ và nạn lạm phát phi mã. Sau 15 năm dưới sự lãnh đạo của Vladimir Putin, nợ công của Nga giảm 22,7 lần, từ 69,1% GDP năm 2000 xuống còn 3,1% GDP năm 2016.
Năm 1999, Nga nợ nước ngoài 78% GDP, đến năm 2014 con số này giảm tới mức chỉ còn 8,4% GDP, thấp hơn rất nhiều so với nhiều nước phát triển ở Phương Tây. Năm 2023, do bị bao vây, cấm vận, nợ nước ngoài của Nga cũng chỉ ở mức 14,9%, thấp hơn nhiều của Mỹ là 97%!
Năm 2000, lạm phát của Nga ở mức 20,2%. Năm 2015, con số đó chỉ còn là 2,5%. Tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 10,6% xuống còn 5,2%. Để so sánh: năm 2015, tỷ lệ thất nghiệp trong EU là 7,4%, trong khu vực Eurozone - 8,8%, ở Pháp - 9,7%, ở Áo - 9,4%, ở Italia - 11,1%, ở Tây Ban Nha - 16,38%; ở Hy Lạp - 21%. Năm 2023, tuy bị tác động của bao vây, cấm vận nghiệt ngã, lạm phát của Nga cũng chỉ ở mức 7,8%.
Một điều đặc biệt quan trọng nói lên sự phát triển của Nga là hình thành một tầng lớp xã hội mới đông đảo mà ở Phương Tây gọi là "tầng lớp trung lưu". Năm 1998, tầng lớp trung lưu ở Nga mới chiếm 5-10% dân số, ít hơn những năm cuối của Liên Xô. Còn hiện nay, tầng lớp trung lưu chiếm 20-35% dân số Nga, có thu nhập cao gấp ba lần so với thu nhập trung bình những năm 1990. Tầng lớp trung lưu này đang không ngừng phát triển và sẽ trở thành đa số trong xã hội Nga, trong đó có bác sĩ, giáo viên, kỹ sư và công nhân có tay nghề cao.
Theo Vladimir Putin, nền kinh tế tương lai của nước Nga cần phải đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của toàn xã hội, tạo ra thu nhập lao động cao hơn, công việc thú vị hơn và sáng tạo hơn, tạo khả năng to lớn để phát triển nghề nghiệp và phát triển xã hội nói chung.
Đây chính là điều quan trọng nhất chứ không chỉ là con số GDP, khối lượng dự trữ ngoại tệ bằng vàng, mức độ uy tín cao của các tổ chức đánh giá quốc tế hoặc vị trí cao của nước Nga trong số các nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới.
Trước hết, mọi công dân Nga phải cảm nhận được những thay đổi tích cực của nền kinh tế. Trước hết là họ phải cảm nhận được những phúc lợi xã hội mà nhà nước mang lại, đồng thời mọi người dân đều có điều kiện phát huy mọi khả năng của bản thân để xây dựng xã hội mới.
Ba mươi năm sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ, Vladimir Putin vẫn mơ làm sống lại bóng ma xưa cũ. Tuy nhiên theo nhà địa chính trị học Cyrille Bret, Nga không có được nguồn lực như thời Liên Xô cũ, và đang bị Trung Quốc lấn lướt.
Cuộc đình công của ngành giáo dục hôm nay 13/01/2022, bạo lực đối với các đại diện dân cử, nỗi lo lạm phát là những chủ đề chính trên báo Pháp. Về thời sự quốc tế, Nga tiếp tục chiếm nhiều giấy mực của báo chí.
Tướng Stéphane Mille, tư lệnh Không quân Pháp khi trả lời phỏng vấn của Le Monde cho rằng « Vụ bắn hạ vệ tinh của Nga là điều đáng lo ». Nga đã thử nghiệm cách đây nhiều năm và đến bây giờ mới thành công, chứng tỏ khả năng tấn công trên vũ trụ. Bên cạnh đó Nga còn triển khai một loại hỏa tiễn có chức năng tương tự nhưng phóng đi từ máy bay.
Vùng trời ngày càng bị tranh chấp. Trong 10 năm qua, đã có 98 phi cơ tiêm kích bị bắn hạ ở bên giới châu Âu : tại Libya, Thượng Karabakh, Ukraina…Bên cạnh đó còn có 25 phi cơ vận tải, trinh sát, 63 trực thăng, trên 300 máy bay không người lái bị phá hủy. Nhiều hệ thống hỏa tiễn địa-không của Nga được xuất khẩu vào các khu vực sát cạnh châu Âu, nhất là hệ thống phòng không tầm xa S-400 ở Thổ Nhĩ Kỳ hay Syria. Ngoài ra còn có hỏa tiễn địa-không, chống hạm Kalibr đặt tại các căn cứ ở Syria, có thể đe dọa các hoạt động thường lệ của Pháp ở Hắc Hải và kênh đào Syria.
Nhìn chung trong bối cảnh địa chính trị, nhà cựu ngoại giao Michel Duclos và chuyên gia về châu Á François Godement phân tích trò chơi quyền lực giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga, trong đó « Ukraina là khủng hoảng đầu tiên trong cuộc chiến tranh lạnh mới ».
Nga và Trung Quốc thường sóng đôi bỏ phiếu phủ quyết ở Liên Hiệp Quốc, và cùng có chung nỗi lo về các cuộc « cách mạng màu ». Những trao đổi giữa hai bên – khí đốt và vũ khí Nga, hàng tiêu dùng Trung Quốc – vẫn không giúp Matxcơva và Bắc Kinh thôi nghi ngờ lẫn nhau. Trung Quốc thỉnh thoảng mới điều quân, Nga thì đưa quân sang Gruzia, Donbass, Syria, Kazakhstan.
Chiếm Crimée, Nga bị phương Tây trừng phạt và trở nên lệ thuộc Bắc Kinh nhiều hơn, còn Trung Quốc của Tập Cận Bình lo bị cô lập ngoại giao. Bắc Kinh rất muốn biến tình trạng bị ruồng bỏ thành liên minh cơ hội với Nga, hoặc hù dọa Mỹ về nguy cơ hai cuộc khủng hoảng cùng lúc ở Ukraina và Đài Loan. Lần đầu tiên kể từ nhiều năm, Trung Quốc có lẽ cần Nga hơn là Nga cần Trung Quốc, và Vladimir Putin không quên điều này.